Tổng kết 45 năm thuyết pháp của Ngài, đức Phật tuyên bố rõ ràng là Ngài chỉ dạy hai vấn đề: Khổ và diệt khổ, ngoài ra không dạy gì nữa. Chiến tranh đem đến đau khổ. Hòa bình nghĩa là chấm dứt khổ đau. Do vậy Ngài được tôn xưng là "vị Sứ giả hòa bình".
LỜI GIỚI THIỆU
Quyển sách nhỏ này nhằm giới thiệu "Những lời đức Phật dạy về Hòa bình và giá trị con người" được trích dịch từ một số kinh quan trọng trong kinh tạng Pàli, bằng ba thứ tiếng: Pàli, Anh văn và Việt văn. Những trích dịch này không làm sao đầy đủ được, nhưng chúng đã được lựa chọn thận trọng để có thể giới thiệu một cách trung thành và chân thực những lời dạy cao qúy của Ngài về những đề tài này.
Ðức Phật không bao giờ xem Hòa bình như là một quà tặng từ đâu đến. Quan điểm của Ngài, Hòa bình là kết quả của một ý chí quyết liệt, một cuộc tranh đấu kiên cường, một vấn đề tự giáo dục và tự huấn luyện, để dân chúng có thể yêu quý Hòa bình như là một vật báu cần phải thực hiện ngay từ bây giờ, trên quả đất này. Như vậy tập sách nhỏ này phục vụ mục đích chung bằng cách trích dịch những lời Phật dạy về Hòa bình và giá trị con người. Hiện nay, với mọi phát minh các kỹ thuật mới giết người hàng loạt, với sự đe dọa mới của bom nguyên tử và bom khinh khí, có khả năng tiêu diệt hoàn cầu, Hòa bình trở thành nguồn cứu tinh duy nhất cho nhân loại. Do vậy những lời dạy của đức Phật, vị được tôn xưng là sứ giả của Hòa bình cần phải ôn lại, cần phải suy tầm suy tư, cần phải đem ra áp dụng và trở thành một nếp sống cho toàn thể loài Người.
Vậy, chúng tôi có vài lời xin giới thiệu với toàn thể Phật tử, với những ai có quan tâm đến vấn đề Hòa bình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 1995
Tỷ-kheo THÍCH MINH CHAÂU
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
-ooOoo-
LỜI NÓI ÐẦU
Tập sách này nhằm trình bày một số lời dạy của đức Phật về Hòa bình và giá trị con người được chia thành 4 chương.
Chương I chứa đựng những tinh hoa qua các buổi thuyết pháp của Ngài, mục đích của Ngài khi hoằng dương Chánh pháp, thái độ của Ngài đối với các tôn giáo khác, các giáo lý đối nghịch và lòng từ bi thương tưởng của Ngài đối với chúng sanh, đối với Thế giới.
Chương II đề cập đến Chánh pháp, những lời dạy của Ngài về 5 vấn đề căn bản quan trọng: 1. Ðấu tranh và hòa hợp. 2. Sân hận và nhu hòa. 3. Làm hại và không làm hại. 4. Hận thù và thân hữu. 5. Sát sanh và kính trọng sự sống.
Chương III đề cập đến Giáo hội các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni (Sangha), sự chú tâm của Ngài xây dựng những giới luật căn bản để thực hiện một sự hòa hợp nhất trí hoàn toàn giữa các vị đồng Phạm hạnh, những lời khuyên các đệ tử xuất gia của Ngài cần chung sống với nhau trong niềm đồng tâm nhất trí hoàn toàn và những lời khiển trách của Ngài khi các vị Tỷ-kheo không sống đúng như lời Phật dạy.
Chương IV giới thiệu hai hạng người. Hạng người ưa thích gây hấn, xung đột, chiến tranh và hạng người thiên về một đời sống hòa hợp nhất trí và Hòa bình.
Hạng người đầu là hạng người làm điều ác, hạng người ngu si, ám độn và hạng người phóng dật, sống đời sống ngang tàng phóng túng.
Hạng thứ hai là hạng làm các hạnh lành về thân, về lời, về ý, những bậc Thiền trí, những bậc Hiền Thánh, những bậc Biết tự điều.
Ðể làm nổi bật sự mâu thuẫn, mỗi hạng người với hạng đối nghịch được đề cập song song bên nhau. Như vậy, Phẩm một nói đến hạng người làm điều ác và hạng người làm điều lành. Phẩm hai giới thiệu hạng người ngu và bậc có trí. Phẩm ba đối mặt giữa kẻ phóng dật và những người biết tự điều phục mình.
Lại nữa, trong mỗi chương, mỗi phẩm, trước hết là những lời giới thiệu tổng quát của vị biên tập cho từng chương, từng phẩm, rồi đến những lời trích dịch bằng ba thứ tiếng: Tiếng Pàli dành cho những vị chú tâm đến cổ ngữ Pàli và nguyên bản, tiếng Anh dành cho độc giả biết tiếng Anh và tiếng Việt dành cho độc giả người Việt.
Như đã được đề cập trước, các trích dịch không có thể xem là đầy đủ chu toàn, và nhiều lời dạy có giá trị có thể bị bỏ quên. Nhưng người biên tập chỉ có hy vọng mong rằng: Tập sách này là một sự cống hiến khiêm tốn cho những lời dạy của đức Phật về Hòa bình và là một đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp hoằng dương chánh pháp trên có thể giúp chúng ta ngày nay.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 1995
Tỷ-kheo THÍCH MINH CHAÂU
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
*
* *
LỜI GIỚI THIỆU
Quyển sách nhỏ này nhằm giới thiệu "Những lời đức Phật dạy về Hòa bình và giá trị con người" được trích dịch từ một số kinh quan trọng trong kinh tạng Pàli, bằng ba thứ tiếng: Pàli, Anh văn và Việt văn. Những trích dịch này không làm sao đầy đủ được, nhưng chúng đã được lựa chọn thận trọng để có thể giới thiệu một cách trung thành và chân thực những lời dạy cao qúy của Ngài về những đề tài này.
Ðức Phật không bao giờ xem Hòa bình như là một quà tặng từ đâu đến. Quan điểm của Ngài, Hòa bình là kết quả của một ý chí quyết liệt, một cuộc tranh đấu kiên cường, một vấn đề tự giáo dục và tự huấn luyện, để dân chúng có thể yêu quý Hòa bình như là một vật báu cần phải thực hiện ngay từ bây giờ, trên quả đất này. Như vậy tập sách nhỏ này phục vụ mục đích chung bằng cách trích dịch những lời Phật dạy về Hòa bình và giá trị con người. Hiện nay, với mọi phát minh các kỹ thuật mới giết người hàng loạt, với sự đe dọa mới của bom nguyên tử và bom khinh khí, có khả năng tiêu diệt hoàn cầu, Hòa bình trở thành nguồn cứu tinh duy nhất cho nhân loại. Do vậy những lời dạy của đức Phật, vị được tôn xưng là sứ giả của Hòa bình cần phải ôn lại, cần phải suy tầm suy tư, cần phải đem ra áp dụng và trở thành một nếp sống cho toàn thể loài Người.
Vậy, chúng tôi có vài lời xin giới thiệu với toàn thể Phật tử, với những ai có quan tâm đến vấn đề Hòa bình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 1995
Tỷ-kheo THÍCH MINH CHAÂU
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
-ooOoo-
LỜI NÓI ÐẦU
Tập sách này nhằm trình bày một số lời dạy của đức Phật về Hòa bình và giá trị con người được chia thành 4 chương.
Chương I chứa đựng những tinh hoa qua các buổi thuyết pháp của Ngài, mục đích của Ngài khi hoằng dương Chánh pháp, thái độ của Ngài đối với các tôn giáo khác, các giáo lý đối nghịch và lòng từ bi thương tưởng của Ngài đối với chúng sanh, đối với Thế giới.
Chương II đề cập đến Chánh pháp, những lời dạy của Ngài về 5 vấn đề căn bản quan trọng: 1. Ðấu tranh và hòa hợp. 2. Sân hận và nhu hòa. 3. Làm hại và không làm hại. 4. Hận thù và thân hữu. 5. Sát sanh và kính trọng sự sống.
Chương III đề cập đến Giáo hội các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni (Sangha), sự chú tâm của Ngài xây dựng những giới luật căn bản để thực hiện một sự hòa hợp nhất trí hoàn toàn giữa các vị đồng Phạm hạnh, những lời khuyên các đệ tử xuất gia của Ngài cần chung sống với nhau trong niềm đồng tâm nhất trí hoàn toàn và những lời khiển trách của Ngài khi các vị Tỷ-kheo không sống đúng như lời Phật dạy.
Chương IV giới thiệu hai hạng người. Hạng người ưa thích gây hấn, xung đột, chiến tranh và hạng người thiên về một đời sống hòa hợp nhất trí và Hòa bình.
Hạng người đầu là hạng người làm điều ác, hạng người ngu si, ám độn và hạng người phóng dật, sống đời sống ngang tàng phóng túng.
Hạng thứ hai là hạng làm các hạnh lành về thân, về lời, về ý, những bậc Thiền trí, những bậc Hiền Thánh, những bậc Biết tự điều.
Ðể làm nổi bật sự mâu thuẫn, mỗi hạng người với hạng đối nghịch được đề cập song song bên nhau. Như vậy, Phẩm một nói đến hạng người làm điều ác và hạng người làm điều lành. Phẩm hai giới thiệu hạng người ngu và bậc có trí. Phẩm ba đối mặt giữa kẻ phóng dật và những người biết tự điều phục mình.
Lại nữa, trong mỗi chương, mỗi phẩm, trước hết là những lời giới thiệu tổng quát của vị biên tập cho từng chương, từng phẩm, rồi đến những lời trích dịch bằng ba thứ tiếng: Tiếng Pàli dành cho những vị chú tâm đến cổ ngữ Pàli và nguyên bản, tiếng Anh dành cho độc giả biết tiếng Anh và tiếng Việt dành cho độc giả người Việt.
Như đã được đề cập trước, các trích dịch không có thể xem là đầy đủ chu toàn, và nhiều lời dạy có giá trị có thể bị bỏ quên. Nhưng người biên tập chỉ có hy vọng mong rằng: Tập sách này là một sự cống hiến khiêm tốn cho những lời dạy của đức Phật về Hòa bình và là một đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp hoằng dương chánh pháp trên có thể giúp chúng ta ngày nay.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 1995
Tỷ-kheo THÍCH MINH CHAÂU
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
*
* *