Những lời dạy của Ðức Phật về hòa bình và giá trị con người

Tổng kết 45 năm thuyết pháp của Ngài, đức Phật tuyên bố rõ ràng là Ngài chỉ dạy hai vấn đề: Khổ và diệt khổ, ngoài ra không dạy gì nữa. Chiến tranh đem đến đau khổ. Hòa bình nghĩa là chấm dứt khổ đau. Do vậy Ngài được tôn xưng là "vị Sứ giả hòa bình".

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển sách nhỏ này nhằm giới thiệu "Những lời đức Phật dạy về Hòa bình và giá trị con người" được trích dịch từ một số kinh quan trọng trong kinh tạng Pàli, bằng ba thứ tiếng: Pàli, Anh văn và Việt văn. Những trích dịch này không làm sao đầy đủ được, nhưng chúng đã được lựa chọn thận trọng để có thể giới thiệu một cách trung thành và chân thực những lời dạy cao qúy của Ngài về những đề tài này.

Ðức Phật không bao giờ xem Hòa bình như là một quà tặng từ đâu đến. Quan điểm của Ngài, Hòa bình là kết quả của một ý chí quyết liệt, một cuộc tranh đấu kiên cường, một vấn đề tự giáo dục và tự huấn luyện, để dân chúng có thể yêu quý Hòa bình như là một vật báu cần phải thực hiện ngay từ bây giờ, trên quả đất này. Như vậy tập sách nhỏ này phục vụ mục đích chung bằng cách trích dịch những lời Phật dạy về Hòa bình và giá trị con người. Hiện nay, với mọi phát minh các kỹ thuật mới giết người hàng loạt, với sự đe dọa mới của bom nguyên tử và bom khinh khí, có khả năng tiêu diệt hoàn cầu, Hòa bình trở thành nguồn cứu tinh duy nhất cho nhân loại. Do vậy những lời dạy của đức Phật, vị được tôn xưng là sứ giả của Hòa bình cần phải ôn lại, cần phải suy tầm suy tư, cần phải đem ra áp dụng và trở thành một nếp sống cho toàn thể loài Người.

Vậy, chúng tôi có vài lời xin giới thiệu với toàn thể Phật tử, với những ai có quan tâm đến vấn đề Hòa bình.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 1995
Tỷ-kheo THÍCH MINH CHAÂU
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

-ooOoo-

LỜI NÓI ÐẦU

Tập sách này nhằm trình bày một số lời dạy của đức Phật về Hòa bình và giá trị con người được chia thành 4 chương.

Chương I chứa đựng những tinh hoa qua các buổi thuyết pháp của Ngài, mục đích của Ngài khi hoằng dương Chánh pháp, thái độ của Ngài đối với các tôn giáo khác, các giáo lý đối nghịch và lòng từ bi thương tưởng của Ngài đối với chúng sanh, đối với Thế giới.

Chương II đề cập đến Chánh pháp, những lời dạy của Ngài về 5 vấn đề căn bản quan trọng: 1. Ðấu tranh và hòa hợp. 2. Sân hận và nhu hòa. 3. Làm hại và không làm hại. 4. Hận thù và thân hữu. 5. Sát sanh và kính trọng sự sống.

Chương III đề cập đến Giáo hội các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni (Sangha), sự chú tâm của Ngài xây dựng những giới luật căn bản để thực hiện một sự hòa hợp nhất trí hoàn toàn giữa các vị đồng Phạm hạnh, những lời khuyên các đệ tử xuất gia của Ngài cần chung sống với nhau trong niềm đồng tâm nhất trí hoàn toàn và những lời khiển trách của Ngài khi các vị Tỷ-kheo không sống đúng như lời Phật dạy.

Chương IV giới thiệu hai hạng người. Hạng người ưa thích gây hấn, xung đột, chiến tranh và hạng người thiên về một đời sống hòa hợp nhất trí và Hòa bình.

Hạng người đầu là hạng người làm điều ác, hạng người ngu si, ám độn và hạng người phóng dật, sống đời sống ngang tàng phóng túng.

Hạng thứ hai là hạng làm các hạnh lành về thân, về lời, về ý, những bậc Thiền trí, những bậc Hiền Thánh, những bậc Biết tự điều.

Ðể làm nổi bật sự mâu thuẫn, mỗi hạng người với hạng đối nghịch được đề cập song song bên nhau. Như vậy, Phẩm một nói đến hạng người làm điều ác và hạng người làm điều lành. Phẩm hai giới thiệu hạng người ngu và bậc có trí. Phẩm ba đối mặt giữa kẻ phóng dật và những người biết tự điều phục mình.

Lại nữa, trong mỗi chương, mỗi phẩm, trước hết là những lời giới thiệu tổng quát của vị biên tập cho từng chương, từng phẩm, rồi đến những lời trích dịch bằng ba thứ tiếng: Tiếng Pàli dành cho những vị chú tâm đến cổ ngữ Pàli và nguyên bản, tiếng Anh dành cho độc giả biết tiếng Anh và tiếng Việt dành cho độc giả người Việt.

Như đã được đề cập trước, các trích dịch không có thể xem là đầy đủ chu toàn, và nhiều lời dạy có giá trị có thể bị bỏ quên. Nhưng người biên tập chỉ có hy vọng mong rằng: Tập sách này là một sự cống hiến khiêm tốn cho những lời dạy của đức Phật về Hòa bình và là một đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp hoằng dương chánh pháp trên có thể giúp chúng ta ngày nay.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 1995
Tỷ-kheo THÍCH MINH CHAÂU
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

*
* *

TRÍCH DỊCH NHỮNG LỜI DẠY CỦA ÐỨC PHẬT VỀ HÒA BÌNH

CHƯƠNG MỘT

TRÍCH DỊCH NHỮNG LỜI DẠY CỦA ÐỨC PHẬT VỀ HÒA BÌNH

Tổng kết 45 năm thuyết pháp của Ngài, đức Phật tuyên bố rõ ràng là Ngài chỉ dạy hai vấn đề: Khổ và diệt khổ, ngoài ra không dạy gì nữa. Chiến tranh đem đến đau khổ. Hòa bình nghĩa là chấm dứt khổ đau. Do vậy Ngài được tôn xưng là "vị Sứ giả hòa bình".

Ngài khuyến khích các đệ tử của Ngài du hành để thuyết pháp và giải thích đời sống Phạm hạnh, vì hạnh phúc và an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc của chư Thiên và loài Người.

Ðức Phật nêu rất rõ ràng mục đích thuyết pháp của Ngài là không tranh luận với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác và không cạnh tranh với các lý thuyết đối nghịch. Không có sự tranh chấp trong sự thuyết pháp của Ngài. Ngài chỉ trình bày con đường dẫn đến giác ngộ, và giải thoát mọi khổ đau.

Ðức Phật luôn luôn tràn đầy lòng từ bi đối với tất cả loài hữu tình. Cho đến khi nằm nghỉ, Ngài cũng "Tâm từ, thương chúng sanh" và Ngài có thuyết pháp cũng chỉ vì tình thương của Ngài đối với mọi loài.

* * *

"Này các Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và diệt khổ". (Trung Bộ I. 140)

"Này các Tỷ-kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc, cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh". (Tương Ưng I. 128)

"Này các Tỷ-kheo, Ta không tranh chấp với đời. Chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỷ-kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời". (Tương Ưng III. 165)

"Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Cao thượng thay, an trú lòng từ". "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng từ" - "Này Jìvaka, cái gọi là tham, là sân, là si do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lai đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây ta- la, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jìvaka, nếu như vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời Ta đồng ý với Ông". - "Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói". (Trung Bộ II. 370A-370B)

"Khi thức không lo âu,
Khi ngủ chẳng sợ hãi
Ngày đêm không khởi lên,
Phiền não bận lòng Ta.
Ta không thấy tai hại,
Một chỗ nào trên đời.
Do vậy, Ta nằm nghỉ,
Tâm từ, thương chúng sanh". (Tương Ưng I. 136)

"Này Sàriputta, những ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người". Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chơn chánh như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người". (Trung Bộ I. 83)

"Ngài hiểu biết tất cả,
Ngài trình bày Chánh pháp.
Vì lòng thương, từ mẫn,
Ðối với mọi chúng sanh.
Ngài vén mở bức màn,
Bậc có mắt mọi nơi.
Không cấu uế, thanh tịnh.
Ngài chói toàn thế giới". (Kinh tập. Kệ 378)

*
* *

ÐẤU TRANH VÀ HÒA HỢP

CHƯƠNG HAI

TRÍCH DỊCH VỀ LỜI DẠY CỦA ÐỨC PHẬT

PHẨM 1 : ÐẤU TRANH VÀ HÒA HỢP

Thế Tôn chỉ cho chúng ta rõ các dục là nguồn gốc của đấu tranh, kháng tranh, xung đột và chiến tranh.

"Một nguyên nhân nữa của đấu tranh và xung đột là sự so sánh giữa mình và người, xem các người khác là bằng mình, hay hơn mình hay thua mình".

Một phương pháp làm lắng dịu các tranh luận là sự ý thức, chính tại đây, "trong tranh luận này, chúng ta đều tàn hại".

Có một trường hợp này thật là bẽ bàng, như đức Phật đã nêu rõ, là một người đến phỉ báng người không có phỉ báng, nhiếc mắng người không có nhiếc mắng, gây sự với người không có gây sự. Tất cả sự phỉ báng, nhiếc mắng ấy tự nhiên trở lui lại cho người đã nhiếc mắng. Cũng như đồ ăn được đưa mời mà người được mời không chấp nhận, thời món ăn sẽ trở lại với người chủ của nó.

Thái độ đức Phật đối với tranh luận rất rõ ràng. Ngài không có tranh luận với ai ở đời. Ngài thuyết pháp chỉ với mục đích nêu lên con đường chấm dứt khổ đau. Ngài không bao giờ tự cho chỉ có Pháp của Ngài là sự thật, ngoài ra đều là hư vọng. Ngài giải thích Pháp của Ngài rõ ràng cho mọi người đến để xem để thấy và để tự mình phê phán.

Phương pháp hay nhất để tránh xa các tranh luận và xung đột, đức Phật khuyên chúng ta, là đừng có khởi lên các hý luận, vọng tưởng, các tà kiến. Và trong trường hợp chúng có khởi lên, thời thái độ tốt nhất là chớ hoan hỷ, đón mừng và chấp thủ chúng. Thái độ này sẽ chấm dứt đấu tranh, xung đột, chiến tranh và các pháp bất thiện.

Chiến tranh nào cũng đem đến đau khổ vô lượng vô biên. Chiến thắng sanh thù oán, bại trận nếm khổ đau. Cho nên phương pháp hay nhất là đừng dùng chiến tranh để giải quyết các xung đột, nhưng phải tìm mọi phương tiện hòa bình để chấm dứt các bất đồng ý kiến và các xung đột.

Do vậy các bậc Thánh đã từ bỏ gia đình, sẽ không tạo nên các trói buộc mới. Các vị này chấm dứt mọi tranh luận, bất cứ với một ai.

* * *

"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lỵ tranh đoạt với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ; mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ; cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha; anh em tranh đoạt với anh em; anh tranh đoạt với chị; chị tranh đoạt với anh; bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi chúng dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt, chúng tấn công nhau bằng tay, chúng tấn công nhau bằng gạch đá, chúng tấn công nhau bằng gậy gộc, chúng tấn công nhau bằng đao kiếm. Ở đây, chúng đi đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử vong". (Trung Bộ I. 87)

"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, chúng cầm mâu và thuẫn, chúng đeo cung và tên, chúng dàn trận hai mặt và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Chúng bắn, đâm nhau bằng tên, chúng quăng, đâm nhau bằng đao, chúng chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây, chúng đi đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử vong". (Trung Bộ I. 87A)

"Bằng, thắng hay thua Ta,
Nghĩ vậy đấu tranh khởi,
Cả ba không dao động,
Bằng, thắng không khởi lên". (Tương Ưng I. 15)

"Người khác không hiểu biết,
Chúng ta đây (Trong tranh luận này) suy vong.
Ai hiểu biết chỗ ấy,
Tranh luận được lắng êm". (Pháp Cú. 6)

"Phẫn nộ, không hoan hỷ, Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói những lời không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn. Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja: -"Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Các thân hữu bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm Ông không?" - "Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng các thân hữu bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm tôi" - "Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ông có sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm và các loại đồ nếm không?" - "Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng tôi sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm và các loại đồ nếm". - "Nhưng này Bà-la-môn, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về ai?" - "Thưa Tôn giả Gotama, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về lại chúng tôi".

"Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu Ông phỉ báng chúng tôi là người không phỉ báng, nhiếc mắng chúng tôi là người không nhiếc mắng, xỉ vả chúng tôi là người không xỉ vả, chúng tôi không thâu nhận sự việc ấy từ Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông. Này Bà-la-môn, sự việc ấy chỉ về lại Ông. Này Bà-la-môn, ai phỉ báng lại khi bị phỉ báng, nhiếc mắng lại khi bị nhiếc mắng, xỉ vả lại khi bị xỉ vả, thời như vậy, này Bà-la-môn, người ấy được xem là đã hưởng thọ, đã san sẻ với Ông. Còn chúng tôi không cùng hưởng thọ sự việc ấy với Ông, không cùng san sẻ việc ấy với Ông, thời này Bà-la-môn, tất cả sự việc ấy về lại với Ông và tất cả sự việc ấy chỉ về lại Ông mà thôi". (Tương Ưng I. 199)

"Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận với ai ở đời". (Trung Bộ I. 109A)

"Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở đây không có gì đáng hoan hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu ái tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở nơi đây, những ác bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn". (Trung Bộ I. 110)

"Thắng trận sanh thù oán,
Bại trận nếm khổ đau,
Ai bỏ thắng, bỏ bại,
Tịch tịnh hưởng an lạc". (Tương Ưng I. 102)

"Bậc Thánh bỏ gia đình,
Du hành không trú xứ;
Ðối với dân trong làng,
Không tác thành hệ lụy.
Tuyệt không các dục vọng,
Không ước vọng hão huyền,
Chấm dứt mọi tranh luận,
Bất cứ với một ai". (Tương Ưng III. 14)

*
* *

SÂN HẬN VÀ NHU HÒA

Sân hận hành động như một cái kềm siết chặt những ai rơi vào sự chi phối của sân hận, và được xem là gây tai hại cho người đời.

Cho nên, tốt hơn là đừng nói lời thô ác đối với bất cứ ai, vì lời nói thô ác đem lại những lời thù hận và cho đến đao trượng chạm người.

Cho đến thiên chủ Ðế Thích cũng khuyên chớ nên phẫn nộ, vì phẫn nộ nghiền người ác, như núi đá nghiền người.

Do vậy, bậc có trí "nhiếp phục giận với không giận".

Những ai xứng đáng với danh xưng Bà-la-môn, phải thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng.

Ai chận được cơn giận đang nổi lên mới xứng đáng là bậc đánh xe, còn kẻ khác không làm được vậy, chỉ đáng gọi là người cầm cương hờ.

Thiên chủ Ðế Thích khuyên chư Thiên chớ để phẫn nộ nhiếp phục, chớ để lòng sân chống đối sân hận, vì không phẫn nộ thì không làm hại mình, hại người, hại cả hai.

Bậc trí đã nhổ tận gốc phẫn nộ xứng đáng được tôn xưng là bậc Hiền thiện.

Người không phẫn nộ thật sự là người hòa bình. Tệ hơn cả hai là người bị mắng, lại mắng trả. Vị chiến thắng cả hai, chiến thắng mình và chiến thắng người, khi vị ấy tự chế, không mắng lại.

* * *

"Lửa nào bằng lửa tham,
Chấp nào bằng sân hận,
Lưới nào bằng lưới si,
Sông nào bằng sông ái". (Pháp Cú. 251)

"Cỏ làm hại ruộng vườn,
Sân hận hại người đời,
Bố thí người lìa sân,
Do vậy được quả lớn". (Pháp Cú. 357)

"Chớ nói lời ác độc,
Nói ác, bị nói lại,
Khổ thay lời phẫn nộ,
Ðao trượng phải chạm người". (Pháp Cú. 133)

"Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, thiên chủ Ðế Thích tại Thiện pháp đường, muốn làm lắng dịu chư Thiên ở cõi Ba mươi ba, lúc ấy nói lên bài kệ này:

"Hãy nhiếp phục phẫn nộ,
Giữ tình bạn không phai,
Không đáng mắng, chớ mắng,
Không nên nói hai lưỡi,
Phẫn nộ nghiền người ác,
Như núi đá nghiền người". (Tương Ưng I. 305)

"Lấy không giận thắng giận,
Lấy thiện thắng không thiện,
Lấy thí thắng xan tham,
Lấy chơn thắng hư ngụy". (Pháp Cú. 223)

"Thân thiện giữa thù địch,
Ôn hòa giữa hung hăng,
Không nhiễm giữa nhiễm trước,
Ta gọi Bà-la-môn". (Pháp Cú. 406)

"Ai chận được cơn giận,
Như dừng xe đang lăn,
Ta gọi người đánh xe,
Kẻ khác, cầm cương hờ". (Pháp Cú. 222)

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa thiên chủ Ðế Thích, tại Thiện pháp đường, muốn làm lắng dịu chư Thiên ở cõi Ba mươi ba, lúc ấy nói lên bài kệ này:

"Chớ để lòng phẫn nộ,
Nhiếp phục chi phối ông.
Chớ để lòng sân hận,
Ðối trị với sân hận.
Không phẫn nộ, vô hại,
Bậc Thánh thường an trú.
Phẫn nộ nghiền người ác,
Như núi đá nghiền người". (Tương Ưng I. 305)

"Chỉ ai đã cắt tiệt,
Nhổ tận gốc, đoạn trừ,
Người trí ấy diệt sân,
Ðược gọi người Hiền thiện". (Pháp Cú. 263)

"Với vị không phẫn nộ,
Phẫn nộ từ đâu đến?
Sống chế ngự, chánh mạng,
Giải thoát nhờ chánh trí,
Vị ấy sống như vậy,
Ðời sống được tịch tịnh.
Bị mắng phỉ báng lại,
Tệ hơn cả hai người,
Những ai bị phỉ báng,
Không phỉ báng chống lại,
Người ấy đủ thắng trận,
Thắng cho mình, cho người
Vị ấy tìm lợi ích,
Cho cả mình và người.
Và kẻ đã phỉ báng,
Tự hiểu, lắng nguôi đầu". (Tương Ưng I, 200)

*
* *

LÀM HẠI VÀ KHÔNG LÀM HẠI

Hại người không làm hại ai, chẳng khác ngược gió tung bụi, với kết quả là tự mình phải chịu kết quả hành động của mình.

Ðức Phật trong khi quan sát tâm trí của mọi loài chúng sanh đã tuyên bố rằng, mọi loài thương tự ngã của mình là tối thượng. Nếu chúng ta thương tự ngã của chúng ta, chớ có làm hại tự ngã của người. Mọi loài cầu an lạc. Hại người để cầu an lạc cho mình thật là hạ sách. Ðừng hại người mới là thượng sách đem lại hạnh phúc cho mình. Ðối với đức Phật, chỉ những ai thật sự không làm hại một ai, mới xứng danh là vị "Bất hại".

Bậc Thánh, bậc có trí không hại một chúng sanh nào. Hành động các vị ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp hoàn toàn bất hại. Ðó là lý do tại sao các vị ấy được gọi là các bậc Thánh.

* * *

"Vì nghĩ đến tư lợi,
Nên mới cướp hại người,
Khi người khác cướp hại;
Bị hại, lại hại người.
Người ngu nghĩ như vậy,
Khi ác chưa chín muồi;
Khi ác đã chín muồi,
Người ngu chịu khổ đau.
Sát người bị người sát;
Thắng người bị người thắng;
Mắng người, người mắng lại;
Não người, người não lại.
Do nghiệp lực diễn tiến,
Bị hại, lại hại người". (Tương Ưng I. 103)

"Không xúc, không có chạm,
Có xúc thời có chạm,
Nếu hại người không hại,
Tức có xúc, có chạm.
Ai hại người không hại,
Người tịnh không ô nhiễm,
Kẻ ngu hái quả ác,
Như ngược gió tung bụi". (Tương Ưng I. 16)

"Tâm ta đi cùng khắp.
Tất cả mọi phương trời,
Cũng không tìm thấy được,
Ai thân hơn tự ngã.
Tự ngã đối mọi người,
Quá thân ái như vậy,
Vậy ai yêu tự ngã,
Chớ hại tự ngã người". (Tương Ưng I. 92)

"Chúng sanh cầu an lạc,
Ai dùng trượng hại người,
Tìm an lạc cho mình,
Ðời sau không được lạc". (Pháp Cú. 131)

"Chúng sanh cầu an lạc,
Không dùng trượng hại người,
Tìm an lạc cho mình,
Ðời sau được hưởng lạc". (Pháp Cú. 132)

Bà-la-môn Ahimsaka thưa với đức Phật: "Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama. Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama". Ðức Phật nói lên bài kệ với Bà-la-môn:

"Danh phải tương xứng người,
Người phải là bất hại.
Ai với thân, khẩu, ý,
Không làm hại một ai.
Ai không hại người khác,
Người ấy thật Bất hại". (Tương Ưng I. 203)

"Còn sát hại sinh linh,
Ðâu được gọi Hiền Thánh.
Không hại mọi chúng sanh,
Mới được gọi Hiền Thánh". (Pháp Cú. 270)

"Ai sống tự trang sức,
Nhưng an tịnh nhiếp phục.
Sống kiên trì Phạm hạnh,
Không hại mọi sanh linh.
Vị ấy là Phạm chí,
Hay Sa-môn, khất sĩ". (Pháp Cú. 142)

"Bậc Hiền không hại ai,
Thân thường được chế ngự,
Ðạt được cảnh bất tử,
Ðến đấy không ưu sầu". (Pháp Cú. 225)

*
* *

HẬN THÙ VÀ THÂN HỮU

Ðức Phật tuyên bố rất rõ ràng rằng, một tâm đầy những hận thù và thù địch, người như vậy không thể hiểu một cách tốt đẹp, không thể nói một cách tốt đẹp. Một người ôm ấp nuôi dưỡng sự bất mãn và uất hận sẽ không làm dịu bớt hận thù của mình. Với niệm một mình, hận thù không có thể trừ diệt. Chỉ với một tâm tư ngày đêm thích thú trong bất hại và với lòng từ mẫn đối với tất cả loài hữu tình, người như vậy mới có thể chấm dứt hận thù.

"Ðịnh luật ngàn thu xác định hận thù không thể trừ diệt hận thù. Chỉ có tình thương mới trừ diệt được hận thù. Do vậy, sung sướng thay là đời sống của chúng ta, nếu chúng ta sống không hận thù giữa những người thù hận".

Một người biết cách tự nhiếp phục mình để chấm dứt mọi hận thù, mọi thù địch, người như vậy đạt được Niết-bàn, vì rằng ở Niết-bàn sẽ không có hận thù.

Ðức Phật, với lòng từ thương tưởng mọi chúng sanh sẽ không thích thú trong hận thù. Cho nên Ngài sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để làm vơi bớt, nhẹ bớt và chấm dứt mọi thù địch và hận thù trong thế giới này.

* * *

"Tâm Ông thật ô uế,
Và đầy những thù hận,
Làm sao biết tốt đẹp?
Làm sao nói tốt đẹp?
Ai nhiếp phục thù hận,
Nhiếp phục tâm chống đối,
Từ bỏ mọi hận tâm,
Vị ấy biết tốt đẹp,
Vị ấy nói tốt đẹp". (Tương Ưng I. 222)

"Nó thắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, diệt tôi".
Ai ôm niềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi". (Pháp Cú. 3)

"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, diệt tôi".
Không ôm niềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi". (Pháp Cú. 4)

Dạ xoa Manibhadda đi đến Thế Tôn và nói lên bài kệ này:

"Lành thay, thường chánh niệm,
Nhờ niệm, lạc tăng trưởng.
Có niệm, ngày mai đẹp,
Hận thù được giải thoát!"

(Thế Tôn) :
"Lành thay, thường chánh niệm,
Nhờ niệm, lạc tăng trưởng.
Có niệm, ngày mai đẹp,
Hận thù chưa giải thoát.
Với ai, trọn ngày đêm,
Tâm ý lạc, bất hại.
Từ tâm, mọi hữu tình,
Vị ấy không thù hận". (Tương Ưng I. 260)

"Hận thù diệt hận thù,
Ðời này không có được,
Không hận diệt hận thù
Là định luật ngàn thu". (Pháp Cú. 5)

"Vui thay, chúng ta sống,
Không hận giữa hận thù,
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù". (Pháp Cú. 197)

"Không hận, hết bổn phận,
Trì giới, không tham ái,
Nhiếp phục thân cuối cùng,
Ta gọi Bà-la-môn". (Pháp Cú. 400)

"Nếu tự mình yên lặng,
Như chiếc chuông bị bể,
Ông đã chứng Niết-bàn,
Ông không còn sân hận". (Pháp Cú. 134)

SÁT SANH VÀ TÔN TRỌNG SỰ SỐNG

Thế Tôn kính trọng sự sống, bất cứ sự sống nào, cho đến sự sống của côn trùng và sự sống của cỏ cây. Ngài tự mình thực hành, không đổ các đồ ăn dư thừa của mình trên đám cỏ xanh, hay nhận chìm trong nước có các loại côn trùng nhỏ. Ðức Phật khuyên các đệ tử chớ có sát sanh để cúng dường đức Phật và các đệ tử của Ngài, vì nếu làm vậy, chúng tích lũy nhiều phi công đức.

Ngài trình bày rõ ràng rằng, sát sanh đưa tới tái sanh trong địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và quả báo nhẹ nhất của sát sanh là sanh ra làm người với tuổi thọ ngắn. Lại nữa, sát hại chúng sanh đem đến sự sợ hãi và hận thù trong hiện tại và trong tương lai và làm sanh khởi tâm khổ, tâm ưu.

Do vậy, đức Phật khuyên chớ nên sát sanh vì rằng mọi chúng sanh sợ hãi hình phạt, đối với mọi loài hữu tình sự sống là quý nhất trên đời. Giới thứ nhất của một cư sĩ phải thọ trì là kính trọng sự sống, không sát hại chúng sanh. Và một Bà-la-môn xứng đáng với danh xưng, một vị Thánh xứng đáng với Thánh vị, phải thực hiện sự kính trọng đời sống này một cách toàn diện và đầy đủ.

* * *

"Và còn lại đồ ăn thừa này của Ta cần phải quăng bỏ. Nếu các Ông muốn, hãy ăn. Nếu các Ông không muốn ăn; Ta sẽ quăng bỏ đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay Ta sẽ nhận chìm trong nước không có các loại côn trùng". (Trung Bộ I. 13-13A)

"Này Jìvaka, nếu người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai, giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: "Hãy đi và dắt con thú này đến" đó là nguyên nhân thứ nhất, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy khi bị bắt đi, vì bị lôi kéo nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi nó nói như sau: "Hãy đi và giết con thú này", đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jìvaka nếu người nào vì Như Lai hay đệ tử Như Lai giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này". (Trung Bộ II. 371A)

"Này các Tỷ-kheo, nếu sát sanh được thực hiện, được luyện tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, sẽ đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ (sabbalahuso) của sát sinh, là được làm người với tuổi thọ ngắn". (Tăng Chi III A. 230)

"Này Jìvaka, những ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, chúng giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama, tuy biết vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình, được làm cho mình", những người ấy không nói chính lời của Ta, chúng xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật. Này Jìvaka Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: Thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Ta nói ba trường hợp nầy thịt không được thọ dụng. Này Jìvaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng: Không thấy, không nghe, không nghi (vì mình mà giết). Này Jìvaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng". (Trung Bộ II. 370)

"Này gia chủ, sát sanh, do duyên sát sanh tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Từ bỏ sát sanh, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sanh làm lắng dịu sợ hãi hận thù này". (Tăng Chi III B. 176)

"Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết". (Pháp Cú. 129)

"Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Hôm nay, đêm này và ngày này. Ta cũng đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới". (Tăng Chi III. 232)

"Bỏ trượng đối chúng sanh,
Yếu kém hay kiên cường,
Không giết, không bảo giết,
Ta gọi Bà-la-môn". (Pháp Cú. 405)

"Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh. Này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử từ bỏ sát sinh, đem (sự) không sợ hãi cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không hận thù cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không hại cho vô lượng chúng sinh; sau khi cho vô lượng chúng sinh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, không bị những Sa-môn, Bà-la-môn có trí khinh thường". (Tăng Chi III. A. 229)

*
* *

TRÍCH DỊCH VỀ TĂNG GIÀ

CHƯƠNG BA
TRÍCH DỊCH VỀ TĂNG GIÀ
Khi đức Phật thành lập đoàn Tăng-già đầu tiên, Ngài chú ý bận tâm nhất là chế đặt một số giới luật căn bản để bảo đảm một đời sống thật sự hòa hợp nhất trí giữa các chúng Tăng. Do vậy, Ngài dạy sáu pháp cần phải ghi nhớ hay sáu phép hòa kỉnh. Ngài khuyên các đệ tử của Ngài sống với nhau trong tinh thần hòa hợp hoan hỷ với nhau như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt đầy thiện cảm. Khi các Tỷ-kheo ở Kosambi cãi vã nhau, lời khiển trách của đức Phật thật nghiêm khắc và thẳng thắn.

Thiên chủ Ðế Thích có sự kính trọng lớn đối với chúng Tăng, vì chúng Tăng tượng trưng cho thành phần "không chiến giữa giao chiến, trầm tĩnh giữa dao gậy". Ðế Thích xem những hạng người này là thắng trận hai lần, thắng trận đối với mình, thắng trận đối với người khác, những người, khi bị mắng nhiếc, không mắng nhiếc lại.

Ðức Phật khuyên các Tỷ-kheo nên làm cho Pháp Luật khéo giảng này được chói sáng với hạnh kham nhẫn và nhu hòa của mình; nên sống đời sống thanh thoát và an tịnh, một đời sống thật sự hạnh phúc, khi tâm tư của chư vị đạt được hòa bình, hòa bình trên chính mình, hòa bình trên thế giới.

* * *

Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp nhất trí. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ thân hành đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ- kheo, Tỷ-kheo an trú từ khẩu hành... an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tài vật nhận được đúng pháp, hợp pháp, cho đến những tài vật thâu nhận chỉ trong bình bát, Tỷ-kheo không phải là người không san sẻ các tài vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Pháp này... (như trên) ... đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật không có vi phạm, không có tỳ vết, không có vẩn đục, không có uế tạp, giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu trong các giới luật ấy với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này... (như trên)... hòa hợp, nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến, thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chân chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến như vậy, cùng với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp này, cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí". (Trung Bộ I. 321 B)

"Này các Anuruddhà như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?" - "Bạch Thế Tôn ở đây chúng con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta! Thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy?" Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp trước mặt và sau lưng,con khởi lên từ ý nghiệp trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này. Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con khác thân nhưng giống như đồng một tâm". (Trung Bộ I. 206)

"Này các Tỷ - kheo, các Thầy nghĩ thế nào? Trong khi các Thầy sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, trong khi ấy các Thầy có an trú từ thân hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không? Các Thầy có an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng không? Các Thầy có an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không?" - "Bạch Thế Tôn, không". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy đã chấp nhận rằng, trong khi các Thầy sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, trong khi ấy không an trú từ thân hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng, không an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng, không an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Như vậy, này các kẻ ngu kia, do biết gì, do thấy gì các Thầy sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi, và các Thầy không tự thông cảm nhau, không chấp nhận hòa giải. Như vậy, này các kẻ ngu kia, các Thầy sẽ phải chịu bất hạnh, đau khổ trong một thời gian dài ". (Trung Bộ I. 321A-321B)

(Ðế Thích):
"Chư Thiên chiến Tu-la,
Loài Người cùng gây chiến,
Không chiến giữa gây chiến.
Trầm tĩnh giữa đao gậy,
Không chấp giữa chấp trước,
Vậy ta kính lễ chúng ". (Tương Ưng I. 299 - 300)

Sakka vua các chư Thiên nói lên những câu kệ này:

"Người đầy đủ sức mạnh,
Chịu nhẫn người yếu kém,
Nhẫn ấy gọi tối thượng,
Thường nhẫn kẻ yếu hèn.
Sức mạnh của kẻ ngu,
Ðược xem là sức mạnh,
Thời sức mạnh kẻ mạnh
Ðược gọi yếu hơn sao?
Người mạnh hộ trì pháp,
Không nói lời phản ứng.
Bị mắng, nhiếc mắng lại,
Ác hại nặng nề hơn.
Bị mắng, không mắng lại
Ðược chiến thắng hai lần,
Thắng mình và thắng người ". (Tương ưng I. 280-281)

"Bà-la-môn tịch tịnh,
Luôn luôn sống an lạc,
Không đèo bòng dục vọng,
Thanh lương, không sanh y,
Mọi ái trược đoạn diệt,
Tâm khổ não điều phục,
Tịch tịnh sống an lạc,
Tâm tư đạt hòa bình ". (Tương Ưng I. 265)

"Như Lai, bậc Giác ngộ,
Thương xót mọi hữu tình,
Ai không chịu chấp nhận,
Tội lỗi được phát lộ,
Nội phẫn, ưa sân hận,
Hận thù càng kiên chặt.
Ta không thích hận thù,
Ta nhận tội các Ông". (Tương Ưng I. 29)

*
* *

NGƯỜI ÁC VÀ NGƯỜI THIỆN.

CHƯƠNG BỐN

LỜI DẠY VỀ CÁC HẠNG NGƯỜI THIÊN VỀ CHIẾN TRANH
VÀ HẠNG NGƯỜI THIÊN VỀ HÒA BÌNH.



PHẨM 1: NGƯỜI ÁC VÀ NGƯỜI THIỆN.

Nói một cách tổng quát, có hai hạng người ở đời. Hạng người thiên về cãi lộn, ưa thích gây sự và có xu hướng chiến tranh. Có hạng người thiên về sống hòa thuận, hoan hỷ trong tình bạn và có xu hướng hòa bình.

Trong hạng người đầu, có thể phân loại hạng người độc ác, hạng người ngu si và hạng người sống phóng đãng. Trong hạng người thứ hai được xếp loại hạng người hành thiện, hạng người có trí, hạng người biết sống chế ngự điều phục.

Ðức Phật đã phân loại rõ ràng giữa thiện và ác khuyên tất cả đệ tử của mình không làm ác, làm các hạnh lành và giữ tâm ý trong sạch. Ngài biết rằng làm ác thì dễ, làm lành khó hơn, nhưng các đệ tử của Ngài phải biết lựa chọn giữa ác và thiện, vì kẻ ác phải đi xuống địa ngục và chịu rất nhiều khổ đau; còn bậc Thiện sẽ được lên cõi Trời và hưởng thọ hạnh phúc. Ngoài ra bậc Thiện chói sáng như núi Tuyết với hành động thiện của mình. Còn kẻ ác thời màn đen bao phủ như tên bắn đêm đen.

Do vậy, đức Phật khuyên chúng ta không nên làm bạn với kẻ ác, chỉ thân thiện với bạn lành. Ngài nêu rõ rằng, nếu chúng ta muốn sống, chúng ta phải tránh ác như tránh thuốc độc, vì một bàn tay không thương tích có thể cầm thuốc độc mà không có hại gì. Pháp của bậc Thiện không mất, nhưng đi theo người làm lành đến chỗ các hạnh lành dắt dẫn đến. Các hạnh lành đón chào người làm lành khi đi từ thế giới này qua thế giới khác, như bà con đón chào người thân yêu đi xa mới trở về.

Như vậy, vấn đề đặt ra rất rõ ràng và dứt khoát. Ác và thiện đều do tại mình tạo ra. Ác đưa đến cãi nhau, gây hấn và chiến tranh. Còn thiện đưa đến hòa thuận, thân hữu và hòa bình.

* * *

"Không làm mọi điều ác,
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy ". (Pháp Cú. 183)

"Dễ làm các điều ác,
Và các điều tự hại,
Còn việc lợi và tốt,
Thật tối thượng khó làm ". (Pháp Cú. 163)

"Ác hạnh không nên làm,
Làm xong chịu khổ lụy.
Thiện hạnh ắt nên làm,
Làm xong, không ăn năn ". (Pháp Cú, 314)

"Một số sinh bào thai.
Kẻ ác sinh địa ngục.
Người thiện lên cõi Trời,
Vô lậu chứng Niết-bàn ". (Pháp Cú. 126)

"Người lành dầu ở xa,
Sáng tỏ như núi Tuyết,
Kẻ ác dầu ở đây,
Cũng không hề được thấy,
Như tên bắn đêm đen". (Pháp Cú. 304)

"Ai dùng các hạnh lành,
Làm xóa mờ nghiệp ác,
Sẽ chói sáng đời này,
Như trăng thoát mây che ". (Pháp Cú. 173)

"Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân ". (Pháp Cú. 78)

"Ít bạn đường, nhiều của,
Người buôn tránh đường hiểm,
Muốn sống, tránh thuốc độc,
Hãy tránh ác như vậy ". (Pháp Cú. 123)

"Bàn tay không thương tích,
Có thể cầm thuốc độc,
Không thương tích tránh độc,
Không làm, không có ác ". (Pháp Cú. 124)

"Như xe vua lộng lẫy,
Cuối cùng bị hư già,
Thân này rồi sẽ già.
Chỉ có pháp bậc Thiện,
Khỏi bị nạn già nua.
Như vậy bậc Chí Thiện
Nói lên cho bậc Thiện ". (Pháp Cú. 151)

"Khách lâu ngày tha hương,
An ổn từ xa về,
Bà con cùng thân hữu,
Hân hoan đón chào mừng". (Pháp Cú. 219)

"Cũng vậy, các phước nghiệp,
Ðón chào người làm lành,
Ðời này đến đời kia,
Như thân nhân đón chào ". (Pháp Cú. 220)

"Tự mình điều ác làm,
Tự mình làm nhiễm ô.
Tự mình ác không làm,
Tự mình làm thanh tịnh.
Thanh tịnh, không thanh tịnh,
Ðều do tự chính mình,
Không ai thanh tịnh ai ". (Pháp Cú. 165)

*
* *
http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/hanh-tri/5453-Nhung-loi-day-cua-uc-Phat-ve-hoa-binh-va-gia-tri-con-nguoi.html

NGƯỜI NGU VÀ BẬC TRÍ

Ðức Phật thấy rõ thái độ khác nhau của kẻ ngu và bậc trí đối với thế giới này. Kẻ ngu tham đắm, si mê và trở thành nô lệ cho thế giới này. Nhưng người trí không có đắm say, không có luyến ái, và xử sự như người chủ nhân đối với đời. Nhưng lời tuyên bố của đức Phật, sợ hãi, thất vọng tai họa chỉ khởi lên cho người ngu, không khởi lên cho người trí, là một cảnh cáo nghiêm khắc cho tất cả chúng ta. Rồi đức Phật tiếp đến tuyên bố rằng người ngu xử sự một cách khiến cho tự ngã trở thành kẻ thù. Và khi danh vọng đến với kẻ ngu, kẻ ngu phải chịu bất hạnh và đau khổ. Bậc trí có hành động khác hẳn. Bậc trí tinh cần giữa những người phóng dật, tỉnh thức giữa những người mê ngủ, bước tới như con ngựa phi, bỏ sau những kẻ ngu si yếu hèn. Bậc trí chinh phục Ma và Ma quân, uốn nắn tâm chánh trực, thực hành Thiền định, kiên trì tinh tấn và nhờ vậy hưởng được hạnh phúc Niết-bàn. Với trí tuệ của mình, bậc Trí chói sáng đời này gồm có những phàm phu mù quáng và ngu si. Bậc Trí đứng thẳng như một hoa sen thơm hương và đẹp sắc, sanh ra từ đống rác quăng bỏ trên đường lớn. Hạnh phúc Niết-bàn và hạnh phúc Hòa bình chỉ đến với bậc Trí, không bao giờ đến với kẻ ngu.

* * *

"Hãy đến nhìn đời này,
Như xe vua lộng lẫy,
Người ngu mới tham đắm,
Kẻ trí nào đắm say ". (Pháp Cú. 171)

"Này các Tỷ-kheo, nếu có sợ hãi gì khởi lên, chúng khởi lên cho người ngu, chớ không phải cho người trí. Nếu có thất vọng gì khởi lên, chúng khởi lên cho người ngu, chớ không phải khởi lên cho người trí. Nếu có tai họa gì khởi lên, chúng khởi lên cho người ngu, chớ không phải cho người trí". (Trung Bộ III. 188)

"Người ngu si thiếu trí,
Tự ngã là kẻ thù.
Làm ác nghiệp không thiện,
Phải chịu quả đắng cay". (Pháp Cú. 66)

"Tự nó chịu bất hạnh,
Khi danh đến kẻ ngu,
Vận may bị tổn hại,
Não đầu bị nát tan ". (Pháp Cú. 72)

"Tinh cần giữa phóng dật,
Tỉnh thức giữa quần mê,
Người trí như ngựa phi,
Bỏ sau con ngựa hèn". (Pháp Cú. 29)

"Như chim thiên nga bay,
Thần thông liệng giữa trời.
Chiến thắng Ma, Ma quân,
Bậc trí thoát đời này". (Pháp Cú. 175)

"Tâm hoảng hốt dao động,
Khó hộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên". (Pháp Cú. 33)

"Người hằng tu Thiền định,
Thường kiên trì tinh tấn,
Bậc Trí hưởng Niết-bàn,
Ách an ổn, vô thượng". (Pháp Cú. 23)

"Như giữa đống rác nhớp,
Quăng bỏ trên đường lớn,
Chỗ ấy hoa sen nở,
Thơm sạch đẹp ý người" (Pháp Cú. 58)

"Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm, mù, phàm tục,
Ðệ tử bậc Chánh trí,
Sáng ngời với tuệ trí". (Pháp Cú. 59)

*
* *
http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/hanh-tri/5453-Nhung-loi-day-cua-uc-Phat-ve-hoa-binh-va-gia-tri-con-nguoi.html

NGƯỜI PHÓNG DẬT VÀ BẬC TỰ ÐIỀU

Ðức Phật biết rõ tâm tư xu hướng của chúng sanh. Ngài biết rằng người ngu si chuyên sống đời phóng túng, buông lung, còn người có trí thời không phóng dật, như giữ gìn tài sản quí. Do vậy Ngài khuyên người có trí với nỗ lực, không phóng dật, khéo chế ngự, tự mình xây dựng một hòn đảo mà nước lụt không thể ngập tràn. Ai trước kia sống phóng đãng nay sống không phóng dật sẽ chói sáng đời này như trăng thoát mây che.

Ðối với đức Phật, một người chiến thắng ngàn quân địch ở chiến trường không thể so sánh với một người đã tự chiến thắng mình, vì rằng tự chiến thắng mình là chiến thắng tối thượng. Một người tự điều phục mình thường sống chế ngự. Và một tự ngã khéo chế ngự và khéo điều phục trở thành một điểm tựa có giá trị và đáng tin cậy, thật khó tìm được. Người nào ngồi nằm một mình, độc hành không buồn chán, biết tự điều phục, người như vậy có thể sống thoải mái trong rừng sâu. Người như vậy sẽ là bậc Ðạo Sư đáng tin cậy, vì rằng tự khéo điều phục mình rồi mới dạy cho người khác khéo điều phục. Do vậy đức Phật khuyên mỗi người hãy tự điều phục mình. Chỉ những người khéo tự điều, những người không phóng dật mới biết con đường chấm dứt tranh luận, cãi vã, gây hấn và biết sống hòa hợp, thân ái và sống hạnh phúc trong hòa bình.

* * *

"Chúng ngu si, ác trí,
Chuyên sống đời phóng túng.
Người trí không phóng dật,
Như giữ tài sản quý". (Pháp Cú. 26)

"Nỗ lực, không phóng dật,
Tự điều, khéo chế ngự,
Kẻ trí xây hòn đảo,
Nước lụt khó ngập tràn". (Pháp Cú. 25)

"Ai trước sống buông lung,
Sau sống không phóng dật,
Sẽ chói sáng đời này
Như trăng thoát mây che". (Pháp Cú. 172)

"Dầu tại bãi chiến trường,
Thắng ngàn ngàn quân địch,
Tự thắng mình tốt hơn,
Thật chiến thắng tối thượng". (Pháp Cú. 103)

"Tự thắng tốt đẹp hơn,
Hơn chiến thắng người khác.
Người khéo điều phục mình,
Thường sống tự chế ngự". (Pháp Cú. 104)

"Tự mình nương tựa mình,
Nào có điểm tựa khác.
Nhờ khéo điều phục mình
Ðược điểm tựa khó được". (Pháp Cú. 160)

"Tự mình che chở mình,
Tự mình nương tựa mình.
Vậy hãy tự điều phục,
Như thương khách ngựa hiền". (Pháp Cú. 380)

"Ai nằm ngồi một mình,
Ðộc hành, không buồn chán,
Tự điều phục một mình.
Người ấy sống thoải mái,
Trong rừng sâu thanh vắng". (Pháp Cú. 305)

"Hãy tự làm cho mình,
Như điều mình dạy người.
Khéo tự điều, điều người,
Khó thay, tự điều phục". (Pháp Cú. 159)

"Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn ván,
Bậc tự điều, điều thân". (Pháp Cú. 145)

http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/hanh-tri/5453-Nhung-loi-day-cua-uc-Phat-ve-hoa-binh-va-gia-tri-con-nguoi.html

Danh ngôn về sự thành công

1. "Beauty is in the eyes of the beholder.”
Lew-W.Allace

2. “Beauty is power, a smile is its sword.”
Charlies Reade

3. “A thing of beauty is a joy forever.”
John Keats

4. “The less men think, the more they talk.”
Montesqieu

5. “When wealth is lost, nothing is lost,
When health is lost, something is lost,
When character is lost, all is lost.”
Khuyết danh

6. “If you wish to avoid seeing a fool, you must first break your looking-glass.”
Rabelais

7. "Joy is the sweet voice, joy the luminous cloud
We in ourselves rejoice!
And thence flows all that charms or ear or sight,
All melodies the echoes of that voice,
All colors a suffusion from that light."
Coleridge

8. "Today, a new sun rises for me; everything lives, everything is animated, everything seems to speak to me of my passion, everything invites me to cherish it."
Anne De Lenclos

9. "Do all the good you can,
By all the means you can,
In all the ways you can,
In all the places you can,
At all the times you can,
To all the people you can,
As long as ever you can."
John Wesley


10. "Everything that is happening at this moment is a result of the choices you've made in the past."
Deepak Chopra

11. "Find something you love to do and you'll never have to work a day in your life."
Harvey Mackay

12. “The important thing is not to stop questioning.”
Albert Einstein

13. "Be wise in the use of time. The question in life is not how much time do we have? The question is what shall we do with it."
Anna Robertson Brown

14. "Love What You Do. Do What You Love."
Wayne Dyer

15. "Failure is simply the opportunity to begin again, this time more intelligently."
Henry Ford (1863-1947)

16. “The childhood shows the man as morning shows the day.”
Milton

17. “While the boy is small, you can see the man.”
Tục ngữ Trung Quốc

18. “Keep true to dreams of thy youth.”
Schilier

19. “Life is measured by thought and action, not by time.”
Châm ngôn Anh

20. “Happy is the man who can endure with equanimity the highest and the lowest fortune.”
Tục ngữ Trung Quốc

21 . “I have learned to seek my happiness by limitting my desires, rather than attempting to satisfy them.”
John Stuart Mill

22. “What is one man's meal is another man's poison.”
Tục ngữ Anh

23. “What sweetness is left in life if you take away friendship.”
Cicero

24. “There are two faithful friends: an old wife, an old dog, an ready money.”
Franklin

25. “It is a good thing to be rich, and it is a good thing to be strong, but it is a better thing to be beloved of many friends.”
Euripides

26. “The best way to keep your friends is to never owe them anything and never lend them anything.”
Paul de Lock

27. “The first condition of human goodness is something to love, the second, something to reverence.”
George Eliot

28. “A heart to resolve, a head to contrive, and two hands to execute.”
Gibbon

29. “We know men's faces, not their mind.”
(Tri nhân tri diện bất tri tâm)
Danh ngôn Trung Quốc

30. “At birth we bring nothing, at death we take away nothing.”
Tư tưởng Trung quốc.

31. “No man ever yet became great by imitation.”
Samuel Johnson.

32. “Money is not required to buy one necessity of the soul.”
Thoreau Henry David

33. “Money and love, the two necessary and adequate conditions for happiness.”
Tư tưởng Việt Nam

34. “The love of money is the root of all evil.”
I.Timothy VI

35. “A man's true wealth is the good he does in this world.”
Mohammed

36. “Children sweeten labours, but they make misfortunes more bitter. They increase the cares of life, but thay mitigate the remembrance of death.”
Francis Bacon

37. “To spoil a child is to kill it.”
Tục ngữ Trung Quốc

38. “Good children bring glory to their parents.”
Tục ngữ Việt Nam.

39. “Blame yourself as you would blame others, excuse others as you would excuse yourself.”
Tục ngữ Trung Quốc.

40. “The remedy for wrong is to forget them.”
Syrus

41. “To see a man do good deed is to forget all his faults.”
Danh ngôn Trung Quốc.

42. “Man is the hunter, woman is his game.”
Tennyson

43. “Man's love is of man's life is a thing apart. Tis woman's whole existence.”
Byron

44. “A man does not live a hundred years, yet he worries enough for a thousand.”
Tục ngữ Trung Quốc.

45. “Choose a wife by your ear rather by your eye.”
Tục ngữ Anh.

46. “When women love us, they forgive us everything, even our crimes; when they do not love us, they give us credit for nothing, not even for our virtues.”
Balzac

47. “Better to be the driven out from among men than to be disliked of children.”
R.H.Dana

48. “When father and children are of the same mind, they can turn soil into gold. When brothers and sisiters join their efforts, they can turn stone in to gems.”
Cổ ngạn

49. “A untterly pious child nourishes his parents's will, a relatively oious child nourishes his parents's bodies.”
Y Lâm

50. “As long as you believe in yourself, others will.”
???

51. “Laughter lightens the cloudiest day.”
???

52. “Prevention is better than cure.”
Erasmus

53. “Gray hair is a sign of age, not of wisdom.”
Tục ngữ Hy Lạp

54. “To carry care to bed is to sleep with a pack on your back.”
Haliburton.

55. “There is a cure for everything but death.”
Ngạn ngữ phương Tây.

56. “Happiness is a perfume you cannot pour on others without getting a few drop on yourself.”
Ralph Waldo Emerson

57. “What happiness is there wich is not purchased with more or less of paint.”
Margaret Oliphant

58. “There is nothing better than feeling to measure happiness, its existance is only caused by emotion. All reality of happiness is in the heart.”
Rémusat.

59. “Call no man happy till he dead.”
Aes-chylus.

60. “The great pleasure in life is doing what people say you cannot do.”
Walter Bagehot

61. “A thousand taels won’t purchase a laugh.”
Tục ngữ Trung Quốc

62. “Follow pleasure, and then will pleasure flee. Flee pleasure, and pleasure will follow thee.”
Heywood.

63. “Happiness grows at our own firesides, and is not to be picked in stranger’s gardens.”
Douglas Jerrold

64. “Happiness is easily found but hard to be kept.”
Tục ngữ Anh

65. “We are never so happy or so unhappy as we suppose ourselves to be.”
La Rochefoucauld.

66. “Friends are plenty when the purse is full.”
Tục ngữ Anh.

67. “When you have tea and wine, you have many friends.”
Tục ngữ Trung Quốc.

68. “Make friendship with men better than yourself: better none than those like yourself.”
Tục ngữ Trung Quốc.

69. “Be slow in choosing a friend, slower in changing.”
B. Franklin

70. “We can live without our friends but not without our neighbours.”
Thành ngữ Anh.

71. “Tell me the company and I will tell thee what you are.”
Cervantes.

72. “A friendless life, a lonely death.”
Tục ngữ Anh.

73. “A life without friend is a life without sun.”
Tục ngữ Anh.

74. “When men are really friends, then even water is sweet.”
Danh ngôn Trung Quốc

75. It is difficult to win a friend in a year, it is easy to offend one in a hour.
Tục ngữ Trung Quốc.

76. If friends have faith in each other, life and death are of no consequence.
Tư tưởng Phương Đông

77. We love ourselves not withstanding our faults, and we ought to love our friends if like manner.
Cyrus The Great

78. Prosperity makes friends and adversity tries them.
Tục ngữ Anh.

79.” Mutual confidence is the pillar of friendship.”
Cổ ngôn

80. “True frienship is a plant of slow growth and must undergo and withstand the sheeks adversity before it is en tiled to the appellation.”
Washington
-----------------------------------------------------------------
81. “With clothes the new are best: with friends the old are best.”
Kim ngôn

82. “Reprove friends in secret, praise them openly.”
Syrus

83. “Old friends and old wine are best.”
Tục ngữ Việt Nam

84. “A friends in need is a friend indeed.”
Tục ngữ Anh.

85. “A friends that trowns is better than a smiling enemy.”
Suraine

86."It's nice for me to be me
It's nice for you to be you
But It's best for us to be us."
Pam Brown
(Thật dễ thương khi em vẫn là em
thật dễ thương khi anh vẫn là anh
Nhưng tuyệt diệu nhất khi hai ta là Chúng Ta)

87. "Love is blind, Friendship closes its eyes"
???

88. "Immature love says -I love you because I need you-
Mature love says -I need you because I love you"
Erich Fromm

89. "What you're is a gift from God to you, what you make of it is your gift to God"
Anthony Della Villa

91. "Don't look down. If you have something you must do, then look forward.
Đừng nhìn xuống. Nếu bạn có điều gì đó cần phải làm thì hãy nhìn về phía trước"

---------------------------

Có một loại danh ngôn mà người Mỹ rất thích dùng vì nó đúng không chịu được , đúng đến nỗi ngay cả trong lúc người đang ở tình trạng thê thảm nhất nghe thấy cũng phải phì cười - Đó là "The Murphy 's Laws"

Vậy “Murphy” là ai ? Edward A Murphy là một kỹ sư của căn cứ quân sự North Base năm 1949 - Ông thường hay có những câu phát biểu nghe hết sức khôi hài mà vẫn hết sức đúng . Đúng vì nói trúng phóc, khôi hài vì nói ngay chóc vào một mặt ít người để ý tới : mặt trái của vấn đề .
Về sau tuy các câu "ranh ngôn" kiểu này do nhiều người làm ra, nhưng đều cùng lấy một tên là "Murphy 's Laws"

Một vài thí dụ điển hình :

Dành cho các nhà nhiếp ảnh
Everything always works in your home, everything always fails on location
Ở trong nhà thì lúc nào ngon lành - Ra tới nơi thì y như rằng là ....hỏng

Dành cho các vi-tính gia
Any given program, when running, is obsolete
Bất cứ một chương trình vi tính nào, hễ áp dụng là lỗi thời.

Dành cho các "hi-tech" chuyen gia
When all else fails, read the instructions
Khi mọi sự đều hỏng bét , thì hãy đọc lời chỉ dẫn .

Dành cho người hay thích sửa chữa
Any instrument when dropped will roll into the least accessible corner.
Bất cứ một dụng cụ nào, khi rơi ra khỏi tay là lăn đến đúng chỗ xa nhất mà tay không với tới được.

Dành cho người đã từng có lúc rượt theo xe bus
If you're early the bus is late - If you're late the bus was early
Bạn tới sớm , xe đến trễ - Bạn tới trễ, xe đến sớm .

Dành cho những quí vị có nhóc tì
The more preparation time for the meal the less likely a child is to eat it.
Bạn càng chuẩn bị đồ ăn kỹ đến đâu thì nhóc tì càng ỉ eo "hỏng thèm" đến đó .

Dành cho các ông chủ bự
People are always available for work in the past tense
Nhân viên luôn luôn có mặt trong "thì" quá khứ .

Và cuối cùng là những câu nổi tiéng nhất :

If anything can go wrong, it will
Nếu điều gì xấu nhất có thể xảy ra thì chắc chắn nó sẽ xảy ra

If it seems too good to be true, it probably is.
Nếu chuyện gì có vẻ đẹp như mơ, thì đúng là chỉ có trong mơ thôi.

Love is blind. Marriage is an eye opener
Tình yêu làm mắt mù tối - Hôn nhân sẽ làm sáng mắt ra

Smile ! Tomorrow will be worse.
Cười lên đi em ơi ! Vì nước mắt mai còn nhiều hơn....



"Trên mảnh đất của sự thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng"
alt
quả thật vậy, ngọc không mài không sáng và các danh nhân của nhân loại cũng không ngoại lệ, để đạt đựoc thành công thật là một quãng đường dài với thành công thất bại và thử thách, chúng ta hãy nghe những lời về sự thành công mà con người đã đúc kết được, chúc bạn tìm thấy bài học nho nhỏ nào đó cho sự thành công của bạn.

***









1. Chúng ta có bốn mươi triệu lý do về sự thất bại nhưng không có một lời bào chữa nào.
C.Xanbot

2. Hãy học cách sống vượt thành công của người khác.
A.Fuirstenbeg

3. Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào.
altA.Lincoln

4. Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp.
altA schwarzenegger

5. Không có nghèo gì bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí.
Uông Cách

6. Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình.
altGoethe

7. Bí quyết của sự thành công – nếu có - đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình
altHenry Ford

8. Những ý tưởng cao đẹp là vốn liếng chỉ sinh lợi trong tay những người tài năng.
altD. Rivarol.

9. Nếu không vấp phải một trở ngại nào nữa, tức là bạn đã đi chệch đường rồi đó.
M. Ghenin

10. Kẻ nào không muốn cúi xuống lượm một cây kim thì không đáng có một đồng bạc.
Ngạn ngữ Anh

11. Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến
A.Moravia

12. Người bị vấp ngã là người dám liều mình. Qua cách họ đối phó với sai lầm, ta có thể đoán dược cách họ giải quyết khó khăn trong tương lai.
altaltaltBill Gates


13. Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với nhưng khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá.
Mirko Gomex

14. Người có học không phải là người biết nhiều mà là người biết rõ những gì mình phải biết và hiểu rõ những gì mình đã biết.
altMarius Grout

15. Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi
altB.Franklin

16. Không có con đường nào dài quá đối với kẻ bước đi thong thả, không vội vàng. Không có cái lợi nào xa xôi quá đối với những kẻ kiên nhẫn làm việc.
altLa Bruyere



17. Nền không chắc mà tường cao thì sự sụp đổ nằm sẵn nơi đó rồialt
Hậu Hán Thơ

18. Hãy làm tròn mỗi công việc của đời mình như thể đó là công việc cuối cùng.
Marc Aurele.

19. Người hoàn thiện nhất là người đã giúp ích cho đồng loại nhiều nhất.
Kinh Coran

20. Muốn cầu tiến hơn người, ra đời phải biết ngước mặt nhìn lên. Vì nhìn xuống ta thấy hơn người, nhưng nhìn lên ta chỉ là con số không vĩ đại.
Francois Mauriac

21. Không có gì hèn cho bằng khi ta nghĩ bạo mà không dám làm.
Jean Ronstard

22. Nếu tôi biết điều gì tôi muốn tôi sẽ biết hơn điều gì tôi làm.
Benjamin Constant

23. Tôi chưa bao giờ gặp một người nào mà tôi không tìm thấy nơi họ một cái gì đáng cho tôi học hỏi.
Afred de Vigny

24. Các yếu tố của nghệ thuật học tập là ý chí, trật tự và thời gian.alt
M. Prévost

25. Chỉ những kẻ nào có nhẫn nại làm được hoàn toàn những việc dễ mới biết nghệ thuật làm được dễ dàng những việc khó
Schiller

26.Con ong được ca tụng vì nó làm việc không phải cho chính mình nhưng cho tất cả
Saint J.Chrysistome

27. Có 3 thứ ngu dốt: không biết những gì mình cần biết, không rành những gì mình biết và biết những gì mình không cần biết
La Rochefoucould

28. Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất
Platon

30. Kẻ hoang phí sẽ là kẻ ăn mày trong tương lai. Kẻ tham lam là kẻ ăn mày suốt đời.
Ngạn ngữ Balan

31. Học trò xoàng xĩnh là học trò không vượt được thầy
Léonard de Vincialt

32. Ba cái nền tảng của học vấn là: nhận xét nhiều, từng trải nhiều và học tập nhiều
Catherall

33. Biết điều mà ai cũng biết là không biết gì hết. Cái biết chỉ bắt đầu ở chỗ mà mọi người không biết.
R. Gourmont

34. Ai than thở không bao giờ có thời gian, người ấy làm được ít việc nhất
G.Lichtenberg

35. Bí quyết lớn nhất của thành công là thành thật. Không thành thật, không có phương pháp nào đắc dụng với bạn hết
E. Wheeler

36. Câu trả lời gọn nhất là hành động
Goethe

37. Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên.alt
Tuân Tử

38. Đừng cho rằng cơ hội sẽ gõ cửa nhà bạn hai lần

39. Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động chứ không phải bằng thời gian.
Emerson

40. Người anh hùng vĩ đại nhất là người làm chủ được những ước mơ của mình.
Bhartrihary

41. Nếu bạn muốn giầu có thì chẳng những phải học cách làm ra tiền mà còn phải học cách sử dụng đồng tiền.
B. Franklin

42. Làm việc đừng quá trông đợi vào kết quả, nhưng hãy mong cho mình làm được hết sức mình.
Anita Hill
alt
43. Đừng để ai phiền trách bạn. Trong một việc nếu bạn không thành công thì hãy cho là lỗi tại bạn. Đừng đổi lỗi cho ai.
Earvid Johnson

44. Nếu chẳng may bạn phạm lỗi lầm, kể cả những lỗi lớn, hãy nhớ rằng luôn luôn có cơ may khác cho bạn chuộc lỗi.

45. Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ nằm lì sau khi ngã
M.A.Carrera

46. Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì, nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng mọi người.
Bill Cosby

47. Khi nhắm một mục tiêu, đừng nhắm thấp hơn khả năng của bạn. Ít người đạt được mục tiêu cao hơn mục tiêu họ nhắm ra.
Patricia Harrisalt

48. Chúng ta đừng phí cuộc đời trong việc đi tìm phương tiện. Kế hoạch ít mà hành động nhiều thì tốt hơn.
William Channing

49. Thay đổi làm cho người ta khá hơn; nhưng muốn hoàn thiện phải thay đổi thường xuyên.
W.Churchill

50. Ai càng hiểu biết nhiều càng thấy quý thời giờ.
W. Gơt

51. Không ai tán thưởng một cây đang trổ hoa
Harold Philips

52. Người nào không dám làm gì hết, thì đừng hy vọng gì cả
Schiller

53. Đừng đánh mất những gì của quá khứ, vì với quá khứ người ta xây dựng tương laialt
Anatole France

54. Một cách hay nhất để thành công trên đời là: Khởi sự làm những gì mình thường khuyên bảo người khác
A. Linoln

56. Nhiều người nhận được lời khuyên song chỉ có những người khôn ngoan mới sử dụng được lời khuyên đó
Syrus

57. Sự sung sướng lớn ở đời là làm được cái mà mọi người bảo rằng bạn không thể làm được
Oantơ Ba-giơ-ho

58. Người muốn đi thì số phận dẫn đi. Người không muốn đi thì số phận kéo lê
Ngạn ngữ Latin

59. Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta hy vọng quá xa
Ngạn ngữ Latin

60. Những cây mạnh nhất, cao nhất mọc trên những mảnh đất cằn cỗi nhất
J. Holan

61. Đừng đợi cơ hội thuận tiện mà phải biết tạo ra nó
O.S.Macđen

62. Biết lo toan chu đáo công việc nhỏ mọn với tầm mắt xa rộng, đó là bí quyết để mưu đồ đại sự
Lã Đông Lai

63. Cần nhớ là chúng ta tồn tại để làm gì và chúng ta đang cố đạt tới cái gì
Gie-xin-ski

64. Sẽ không có sự nghiệp lớn nếu không có thử thách lớn
Vontaire

65. Bông hoa càng vươn cao về phía mặt trời thì rễ của nó càng ăn sâu vào lòng đất
F. Grim

66. Trong đời có một điều tệ hại hơn thất bại là không dám thực hiện
Rudơven

67. Vinh quang nhất không phải là không bao giờ ngã mà là biết đứng dậy sau mỗi lần ngã

68. Động não và đi trước thời gian, đó là bí quyết thành công của tôi.
Bill Gates

69. Không tự tin là nguyên nhân gây ra tất cả thất bại
Bôuvi

70. Đàm luận làm giàu kiến thức, nhưng sự đơn độc lại là trường học của tài năng
Cibbone

71. Đừng bao giờ than vãn trước một việc đã rồi, nhìn thẳng vào vấn đề và tự hỏi mình có thể làm được gì

72. Chỉ có những người bỏ lỡ cơ hội chứ không có những người không có cơ hội
La Beaumelle

73. Con đường hay nhất để thoát khỏi gian khó là đi xuyên qua nó.

74. Đừng hoãn lại một việc gì về sau, bởi vì về sau bạn cũng không gặp dễ dàng hơn
Jăngpon

75. Hễ bạn biết tìm nhu cầu của thiên hạ và giúp họ thỏa mãn được thì bạn thành công
F.Benger

76. Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc có một lần
Giăng Pôn

77. Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh hôm nay
Ngụ ngôn Pháp

78. Chỉ có việc nào người ta muốn làm thì mới có thể làm tốt được.
Secnư Sepxki

79. Gieo hành vi, bạn sẽ gặt thói quen. Gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách. Gieo tính cách bạn sẽ gặt số phận.

80. Hãy xin thì sẽ được. Hãy tìm thì sẽ thấy. Hãy gõ cửa thì cửa sẽ mở
S. Matio

81. Lên đường là phương tiện duy nhất để tới nơi
Pôn Moran

82. Hỏi một câu, chỉ dốt nát trong chốc lát. Không dám hỏi sẽ dốt nát suốt đời.

83. Để thành công trên đường đời, 2 yếu tố cần thiết bạn phải học đó là phải biết phớt lờ cái gì và đặt niềm tin nơi đâu
Clément

84. Người chuyên nghiệp là người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất ngay cả khi anh ta không cảm thấy muốn làm việc đó.
Alitxte Cux

85. Động viên giúp ta khởi sự. Thói quen duy trì bước tiến của ta.
Jim Ryum

86. Nếu ta thực lòng muốn hiểu được một điều gì đó thì hãy thử thay đổi nó
Kurt Lewin

87. Một người có thể thành công ở hầu hết mọi lĩnh vực mà anh ta thể hiện lòng nhiệt tình vô hạn.
Saclơ Suýt

88. Điều khôn ngoan nhất là phải luôn ghi nhớ rằng không thành công hay thất bại nào là cuối cùng

89. Nếu thành công ngay từ đầu – hãy cố gắng che giấu sự ngạc nhiên của mình.
L.T.Sindket

90. Ta không bao giờ trở nên thông thái được nếu chỉ chịu đọc hay chịu học những gì mình thích mà thôi
Rubet

91. Anh hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời anh
Điđơrô

92. Sự thành công cho ta thấy một mặt của cuộc đời. Thất bại cho ta thấy nốt mặt kia của nó
T.Catôn

93. Người anh hùng làm điều mà anh ta có thể. Còn người khác thì không chịu làm.
R.Rôlăng

94. Bình đẳng có nghĩa là bạn phải bằng những kẻ ở trên bạn, và bên trên những kẻ dưới bạn.
P.Đêcuxen

95. Hãy ở vị trí mà bạn có thể chịu đựng được. Đừng trèo lên chỗ mà bạn chỉ có ra khỏi đó bằng cách ngã. Đừng bao giờ bắt đầu bằng bài hát bằng giọng mà sau đó không thể cất cao lên được nữa.
A. Balabanôp

96. Mỗi người đều coi cuộc sống của mình như một bộ phim không thành công mà nguyên nhân là tại đạo diễn
X.Vruplepxki

97 Tôi tin vào sự may mắn. Đó là cách giải thích duy nhất về thành công của những người mà tôi không có cảm tình
Z.Côctô

98. Ai ít mong muốn nhất thì người đó sẽ có nhiều nhất
Aplây

99. Cùng một chiếc cầu thang nhưng có số phận khác nhau. Chúng phụ thuộc vào điểm: chúng ta leo lên bằng đam mê hay bằng nghĩa vụ.
M.Côvanxki

100. Người nào từ thời thơ ấu đã biết lao động là quy luật của cuộc sống, người nào từ tuổi thanh niên đã biết rằng bánh mì chỉ có thể kiếm được bằng mồ hôi, người đó có khả năng làm nên kỳ công.
Juynvecnơ

101. Bạn hãy làm việc đi! Nếu đang đêm tỉnh giấc và chợt nghĩ ra có việc cần phải làm mà ta chưa làm được thì bạn hãy vùng dậy mà làm.
Đê-xtôi-epxki

102. Xã hội chỉ thừa nhận và tôn trọng những phẩm chất nào được chứng minh bằng việc làm. Ai không thể chứng minh điều đó thì không được xã hội biết đến và tôn trọng.
C.Hen-vê-ti-uyt

103. Làm việc ngăn nắp sẽ đem đến cho ta tính nhẫn nại và sự hài lòng.
La Fontaine

104. Những con người vĩ đại không bao giờ làm nửa vời.
Cvilan.

105. Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì.
L.Tônxtôi

106. Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ với bạn…thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích, không thể lấy lại được.
Xta-ni-lap-xki

107 Tài năng chỉ có 1/3 là bản tính, 1/3 là trí thức và 1/3 là ý chí
D.Đô-xki

108 Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp.
W.Gơt

109. Lắm lần tôi nhận thấy trí tuệ trở thành vĩ đại và vươn lên khi người ta sống đơn độc. Nhưng nó lại sa sút đi và hạ xuống khi người ta sống lẫn lộn với những kẻ khác.
Môpatxăng

110. Ai thẳng thắn với bản thân và với những người khác thì bao giờ cũng là những người có phẩm chất hết sức quý báu của những tài năng cực kỳ vĩ đại.
W.Gơt

111. Cần lạc quan khi khởi đầu công việc và đầy hoài nghi khi kết thúc công việc.
Giecxen

112. Sẽ chẳng bao giờ bạn băng qua được vực thẳm nếu bạn không dám đặt chân lên sợi dây thừng bắc ngang qua vực đó
A.Smith

113. Vĩ nhân thường sống theo những câu danh ngôn, người tầm thường chỉ thích chép những câu danh ngôn đó.
M.Giacôp

114. Người ta không thể học được cách cưỡi ngựa mà không bị ngã
Ngạn ngữ Mông Cổ

115. Chỉ có những khát vọng và những khát vọng lớn lao mới có thể nâng tâm hồn lên tầm vĩ đại.
Điđơrô

116. Ý chí là sức mạnh để bắt đầu công việc một cách đúng lúc.
Emerson

117. Người nào muốn đạt được mọi thứ thì không bao giờ đến được sự hoàn thiện.
Tockenvin

118. Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê.
Ngạn ngữ Tây Ban Nha

119. Đứng vững và không nghĩ rằng mình sẽ ngã thì sẽ chẳng bao giờ ngã.
H.Andersen

120. Dù có điều gì xảy ra thì kiên trì và ý chí sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả.
P.Vietghilơ

121. Nếu bạn không nhớ lại những ngày đã qua, bạn sẽ gặp lại ngay những ngày ấy.
G.Santana


# Bí quyết thành công trên đời là làm một việc thật chu đáo và những việc khác chỉ vừa đủ thôi.
Những người lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng chỉ trong sự lao động mới có sự nghỉ ngơi.

# Người ta biết đến cái cây nhờ quả của nó chứ không nhờ dễ của nó.

# Giờ tăm tối nhất là trước lúc rạng đông.

# Hỏi bất kỳ kẻ thất bại nào bạn cũng nhận được câu trả lời: Thành công là nhờ may mắn.

# Nhiều người làm việc chỉ vì họ phải làm việc thì sẽ không bao giờ tiến bước.

# Bao giờ ta cũng phải luôn luôn có một nơi nào để đến.

# Chỉ có thành công duy nhất – đó là có khả năng sống cuộc sống của mình theo cách mình muốn.

# Những người vui hưởng cuộc sống thì không bao giờ là kẻ thất bại.
# Tôi còn những lời hứa phải giữ, những dặm đường phải đi trước khi ngủ.
http://hoatinhthuong.net/index.php?option=com_content&view=article&id=144&Itemid=65

Jean de La Bruyère (1645-1696)

One of the major French writers of the 17th -century, a satirist and moralist, who became famous with his Les "Caractères" de Thèophraste, traduits du grec, avec les caractères ou les mœurs de ce siècle (1688). In this misanthropic book La Bruyère described a wide variety of human beings of the day, from the vain Philémon and tattling Celse to the superficial Ménippe and sanctimonius Onuphre.

"There are but three events in a man's life: birth, life and death. He is not conscious of being born, he dies in pain, and he forgets to live." (from The Characters)

Jean de La Bruyère was born in Paris (probably in August – he was baptized on 17 August 1645), the son of a comptroller, a sort of town-tax collector. The family of his mother, Elizabeth Hamonin, were of bourgeois origin. La Bruyère received a good humanistic education, and learned Greek, German, and Latin. After studying law in Orléans, he was licensed in 1665 and admitted to the bar in Paris in the same year. La Bruyère did not pursue his career eagerly, but spent more time following the quarrels and intrigues of his colleagues. In 1673 he bought for about 24,000 livres the office of king's counsellor and financial treasurer for Caen. This post he could ill afford he later sold for 18,000 livres.

From 1674 La Bruyère worked as a tutor to his sister's daughters. Because he was not obliged to move to Caen, he remained in Paris reading, meditating and living a recluse's life. "There are some who speak one moment before they think, " he later wrote. In 1686 La Bruyère sold his office. Between the years 1684 and 1687 he was one of the tutors of the Duke de Bourbon, grandson of the Prince de Condé. La Bruyère remained with the family for the rest of his life, working later as a secretary and librarian in the household, although he was not happy with his inferior status at their country seats at Chantilly and Saint Maur.

With the Characters La Bruyère earned a number of enemies among powerful persons, who felt that they were ridiculed in the book. Eventually in 1693 he was elected to the Académie Française. When his acceptance speech before the Academy was attacked, he had it reprinted in the eighth edition of the Characters. La Bruyère denied that he had used real people as models. He asserted that "every writer is a painter, and every excellent writer an excellent painter. La Bruyère died of apoplexy in Versailles, on 10-11 May, 1696. According to some sources he became suddenly deaf. La Bruyère never married, but he stated that "Marriage seems to place everybody in their proper station of life." There appeared posthumously his Dialogies sur le quiétisme (1698/99), nine dialogues in which he sided with his supporter the Bishop of Meaux, Jacques-Bénigne Bossuet, in a polemic against quietism, a sect of religious mystics.

La Bryuère's Characters made him instantly famous. The book appeared as an appendage to his translation of the Characters of Theophrastus, the 4th-century-BC writer. As a source he used the Latin translation of Isaac Casaubon, but also consulted the original Greek text. To the 30 sketches he added 390 of his own. Gradually the book expanded and during his lifetime eight successive editions were published. The ninth (1696), which was in preparation at the time of his death, already contained 1,130 sketches of different personalities. The first translation into English, "by Several Hands", appeared in 1699.

The Characters has often been compared to La Rochefoucauld's (1613-1680) Réflexions, which examined the behavior of the social elite. As a moralist La Bruyère shared the same disillusioned view of human nature with Baltasar Gracián. They both separated the appearance and the essence of a human being. Gracián was interested in giving advice and presenting his concept of an ideal man and ideal style. La Bruyère's position at Chantilly provided him with a unique vantage point, from which he could witness the era of Louis XIV passing by, with its most prominent men and most beautiful women. As a true Christian he also wanted to reform people's manners and ways of thinking through publishing records of his observations of aristocratic foibles and follies.

In The Characters La Bruyère aimed to reveal what people really are behind their social masks. All kinds of social types pretending to be something they are not, are portrayed sharply and vividly. With this book La Bruyère could pay back at least some of the casual insults and humiliations he received from the people he had to serve. "To laugh at men of sense is the privilege of fools," he wrote. La Bruyère's style is witty and lucid, and his opinions clearly conservative. He attacks freethinkers and old people who fall in love, and women run to extremes – "they are either better or worse than men." In literary battles he d efended les anciens against les modernes. Occasionally he shows his awareness of social injustices and expresses sympathy toward the plight of peasants, but remains nevertheless a committed monarchist. The main target of his satire was the faults in a person's character, not defects of the social or political system of the time.

For further reading: Jean de La Bruyère, Les Caractères by Patrice Soler (1994); La Bruyère, amateur de Caractères by Floyd Gray (1986); The Dissolution of Character by Michael S. Koppish (1981); Du style à la pensée by Jules Brody (1980); Two French Moralists: La Rochefoucauld and La Bruyère by Odette de Mourgues (1978); Les Caractères de La Bruyère, La Bruyère au travail by Robert Garapon (1978); La Bruyère ou le style cruel by Doris Kirsch (1978); Jean de La Bruyère by Edward Knox (1973); Les Caractères de La Bruyère by André Stegman (1972); La Bruyère moraliste by Louis van Delft (1971); Deux accès à La Bruyère by René Jasinski (1971); La Bruyère et ses Caractères by Pierre Richard (1965); L'art du portrait chez La Bruyère by Paquot-Pierret (1948); La Bruyère et Théophraste by G. Michaut (1936); Le Bruyère by Gustave Michaut (1936) - For further information: - Jean de La Bruyère (The Catholic Encyclopedia)

Selected works:

* Les "Caractères" de Thèophraste, traduits du grec, avec les caractères ou les mœurs de ce siècle, 1688 (3 editions), 1689, 1690, 1691, 1692, 1694, 1696 (posthumously) - The Characters; or, The Manners of the Age... with the Characters of Theophrastus, Translated from the Greek; and a Prefactory Discourse to Them by Monsieur de La Bruyere; to which Is Added a key to His Characters (tr. anon., 1699) / The Characters of Theophrastus, Translated from the Greek, with the Characters and Manners of this Century (tr.: Eustace Budgell, 2 ed. 1714) / The Works of m. de La Bruyere. To which is Added the Characters of Theophrastus, 1776 (by N. Rowe, esq.) / The Characters of La Bruyère (tr. by Henri van Laun, 1885) / The Morals and Manners of the Seventeeth Century, being the Characters of La Bruyère (tr. by Helen Stott, 1890) / La Bruyère and Vauvenargues: Selections from the Characters, Reflections and Maxims (tr. by Elizabeth Lee, 1903) / Selections from Les caractères of La Bruye (ed. by F. M. Warren, 1906) / Characters (tr. by Jean Stewart, 1970) / - Luonnekuvia, eli, Tämän vuosisadan tapoja (suom. J. A. Hollo, 1958)
* Préface du discours, 1693
* Dialogies sur le quiétisme, 1698/99
* Œuvres complètes, 1865-78 (4 vols., ed. by G. Servois, rev. ed. 1922)
* Œuvres complètes, 1935
* Œuvres complètes, 1951 (ed. by Julien Benda)
* http://www.kirjasto.sci.fi/bruyere.htm

ประวัติของเบนจามิน แฟรงคลิน : Benjamin Franklin

เบนจามิน แฟรงคลิน : Benjamin Franklin


ที่มา http://www.sema.go.th/files/Content/science/k4/0033/sienctist/franklin4.jpg

เกิด วันที่ 17 มกราคม ค.ศ. 1706 ที่กรุงบอสตัน (Boston) ประเทศสหรัฐอเมริกา (United State of America)
เสียชีวิต วันที่ 17 เมษายน ค.ศ. 1790 ที่กรุงบอสตัน (Boston) ประเทศสหรัฐอเมริกา (United State of America)
ผลงาน - ค้นพบประจุไฟฟ้าในบรรยากาศ
- ประดิษฐ์สายล่อฟ้า

ฟ้าแลบ ฟ้าร้อง เกิดขึ้นได้อย่างไรนั้น ยังคงเป็นความลับทางธรรมชาติอยู่จนกระทั่งเบนจามิน แฟรงคลิน ได้ค้นพบสาเหตุ
ที่ทำให้เกิดฟ้าแลบ ฟ้าร้อง และวิธีป้องกันความเสียหายที่เกิดจากฟ้าผ่า โดยการประดิษฐ์สายล่อฟ้าได้สำเร็จเป็นครั้งแรก แฟรงคลิน
ได้เพียงแต่เป็นนักวิทยาศาสตร์ที่มีผลงานยอดเยี่ยมเท่านั้น เขายังเป็นรัฐบุรุษคนสำคัญคนหรนึ่งของประเทศสหรัฐอเมริกาด้วย

แฟรงคลินเกิดเมื่อวันที่ 17 มกราคม ค.ศ. 1706 ที่กรุงบอสตัน ประเทศสหรัฐอเมริกา บิดาของเขาชื่อว่า โจซิอาร์ แฟรงคลิน
มีอาชีพทำสบู่ และเทียนไข ซึ่งลี้ภัยทางศาสนาจากประเทศอังกฤษมาอยู่ประเทศสหรัฐอเมริกา แฟรงคลินได้รับการศึกษาครั้งแรกที่
โรงเรียนใกล้ ๆ บ้านเขานั่นเอง แต่เรียนอยู่ได้ 2 ปี เท่านั้น ก็ต้องลาออก เพราะครอบครัวของเขาค่อนข้างจะยากจน และต้องช่วยเหลือ
กิจการทำสบู่ และเทียนไขของครอบครัว แม้ว่ากิจการจะเจริญก้าวหน้าขึ้นเรื่อย ๆ แต่แฟรงคลินก็ยังต้องการศึกษาต่อ ซึ่งบิดาของเขา
ก็เห็นใจและเมื่อเขาอายุได้ 12 ปี บิดาก็ส่งเขาไปอยู่กับเจมส์ แฟรงคลิน (James Franklin) พี่ชายคนโต ซึ่งมีกิจการโรงพิมพ์ชื่อ
ว่านิว อิงแลนด์ เคอร์เรนท์ (New England Current) อยู่ที่กรุงบอสตัน แฟรงคลินช่วยงานในโรงพิมพ์อย่างขยันขันแข็ง โดย
ครั้ง แรกเขาได้ฝึกงานในตำแหน่งช่างพิมพ์ ต่อมาเขาได้ลาออกจากโรงพิมพ์ของพี่ชาย เนื่องจากเกิดความขัดแย้งกันขึ้น เหตุเกิดขึ้น จากวันหนึ่งแฟรงคลิน ได้นำงานเขียนของเขาไปใส่รวมไว้กับงานของนักเขียนคนอื่น เมื่อเจมส์ได้อ่านก็รู้สึกชอบ และตีพิมพ์เรื่อง
ของแฟรงคลินเมื่อผลงานชิ้นนี้เผยแพร่ออกไป ปรากฏว่าเป็นที่นิยมของชาวเมือง แฟรงคลินจึงออกมาเปิดเผยว่านั่นคือบทความของ
เขา ทำให้พี่ชายเขาโกรธมาก และก็มีปากเสียงกับแฟรงคลินอย่างรุนแรง

หลังจากที่แฟรงคลินลาออกจากโรงพิมพ์ของพี่ชาย เขาก็มาเปิดกิจการโรงพิมพ์ของเขาเอง ที่เมืองฟิลลาเดเฟีย (Philadelphia) ซึ่งขณะนั้นเขามีอายุเพียง 17 ปี เท่านั้น ในช่วงแรก ๆ แฟรงคลินได้ตีพิมพ์หนังสือเกี่ยวกับข่าวสาร และความรู้
ซึ่งไม่ประสบความสำเร็จเท่าไรนัก จากนั้นแฟรงคลินได้หันมาพิมพ์หนังสือประเภทปฏิทินพิสดารแทน (Almanac) ซึ่งใช้ชื่อ
หนังสือว่า Poor Richard ซึ่งแฟรงคลินเป็นผู้เขียนบทความลงในหนังสือเล่มนี้เอง โดยใช้นามปากกาว่า Richard Sander
ภายในปฏิทินจะมีเรื่องราวที่น่าสนใจมากมาย ทั้งคำคม และคติสอนใจ และแฟรงคลินยังได้พิมพ์หนังสือพิมพ์อีกด้วย โดยใช้ชื่อ
หนังสือพิมพ์ว่า เพนน์ซิลวาเนีย กาเซท (Pennsylvania Gazette) ซึ่งเป็นหนังสือพิมพ์ที่ได้รับความนิยมมาก นอกจากนี้แล้ว
เขายังพิมพ์หนังสือประเภทบันเทิงคดี และหนังสือตลกอีกด้วย ระหว่างนี้เขาได้ใช้เวลาที่ว่างในการศึกษาหาความรู้เพิ่มเติม และเดิน
ทางไปประเทศอังกฤษเพื่อศึกษางานด้านการพิมพ์ โดยการสนับสนุนจากผู้บริหารท้องถิ่นคนหนึ่ง แต่เมื่อแฟรงคลินเดินทางไปถึง
ประเทศอังกฤษแล้ว ผู้บริหารคนนี้กลับไม่ส่งเงินไปให้เขาตามที่รับปากไว้ ทำให้แฟรงคลินต้องหางานทำ โดยเปิดโรงพิมพ์เล็ก ๆ
ที่บ้านพัก ต่อมาในปี ค.ศ. 1725 เขาจึงเดินทางกลับสหรัฐอเมริกา และเปิดโรงพิมพ์อีกครั้งหนึ่ง

เมื่อกิจการโรงพิมพ์ของเขามีความมั่นคงดีแล้ว เขาจึงหันมาทำงานเพื่อสังคมบ้าง โดยเริ่มจากการรวบรวมสมาชิกเพื่อจัดตั้ง
ห้องสมุดสาธารณะภายในเมืองขึ้น โดยสมาชิกภายในกลุ่มจะต้องจัดหาหนังสือมาเพื่อแลกเปลี่ยนให้กับสมาชิกคนอื่นได้อ่าน
ต่อมาแฟรงคลินได้เข้าเล่นการเมือง เมื่อแฟรงคลินเป็นนักการเมืองแล้ว ทำให้ต้องเดินทางไปยังประเทศต่าง ๆ หลายประเทศ
รวมทั้งประเทศอังกฤษด้วย ซึ่งเมื่อเขาเดินทางไปยังกรุงลอนดอน ประเทศอังกฤษ เขาได้มีโอกาสพบกับนักวิทยาศาสตร์ท่านหนึ่ง
ที่ ทำการทดลองเกี่ยวกับประกายไฟฟ้า จากเหตุนี้เองทำให้แฟรงคลินมีความสนใจเกี่ยวกับวิทยาศาสตร์ และเรื่องที่เขาสนใจ มากที่สุดก็คือ ปรากฏการณ์ทางธรรมชาติที่ทำให้เกิดฟ้าแลบ ฟ้าร้อง และฟ้าผ่า แฟรงคลินเริ่มสังเกตลักษณะของฟ้าแลบและ
สรุปว่า
- สามารถให้แสงสว่างได้ และมีสีของแสง
- มีเสียงดังซึ่งเรียกว่า "ฟ้าร้อง"
- เคลื่อนไหวด้วยความเร็วสูง
- สามารถทำอันตรายต่อสิ่งมีชีวิต วัตถุ และสิ่งก่อสร้างได้ หรือปรากฏการณ์ฟ้าผ่า ทำให้เกิดไฟลุกไหม้ได้
- มีกลิ่นคล้ายกำมะถัน

จากการศึกษาเกี่ยวกับการสร้างเครื่องประจุไฟฟ้าสถิตของออตโต ฟอน เกริเก (Otto von Guericke) และการสังเกต
ลักษณะของฟ้าแลบในเบื้องต้น แฟรงคลินได้สันนิษฐานการเกิดฟ้าแลบ ฟ้าร้อง และฟ้าผ่า ว่าน่าจะเกิดมาจากประจุไฟฟ้าบนท้องฟ้า
แน่นอน แต่เพื่อให้เกิดความมั่นใจมากขึ้น เขาจึงทำการทดลองครั้งแรกในปี ค.ศ. 1749 โดยใช้ว่าวที่ทำด้วยผ้าแพรแทนกระดาษ
อีกทั้งมีเหล็กแหลมติดอยู่ที่ตัวว่าว ส่วนปลายสายป่านเขาได้ผูกลูกกุญแจเอาไว้ และผูกริบบิ้นไว้กับสายป่านอีกทีหนึ่ง เพราะฉะนั้น
ว่าว ของแฟรงคลินก็จะเป็นตัวนำไฟฟ้า แฟรงคลินได้นำว่าวขึ้นในขณะที่มีฝนตกฟ้าคะนอง เมื่อฝนตกและทำให้สายป่านเปียก ผลปรากฏว่ามีประจุไฟฟ้าไหลลงมาทางเชือกเข้าสู่ลูกกุญแจ แต่แฟรงคลินไม่ได้รับอันตรายจากกระแสไฟฟ้านั้น เนื่องมาจากเขาจับ
ริบบิ้นซึ่งเป็นฉนวนไฟฟ้า จากนั้นเขาจึงลองใช้เศษหญ้าแห้งจ่อเข้ากับลูกกุญแจ ปรากฏว่าเกิดประจุไฟฟ้าไหลเข้าสู่มือเขา จากนั้น
เขาก็นำลูกกุญแจวางลงพื้นดิน ก็เกิดประกายไฟฟ้าขึ้นอีก จากนั้นเขาจึงนำขวดเลเดน มาต่อเข้ากับกุญแจ ปรากฏว่าประจุไฟฟ้า
ไหลลงมาในขวด จากผลการทดลองแฟรงคลินสามารถสรุปถึงสาเหตุของการเกิดฟ้าแลบ ฟ้าร้อง และฟ้าผ่า ว่าเกิดขึ้นจากประจุ
ไฟฟ้าบนท้องฟ้า ซึ่งเกิดจากการเสียดสีระหว่างก้อนเมฆกับอากาศ ทำให้เกิดไฟฟ้าสถิต

จากการค้นพบประจุไฟฟ้าในอากาศครั้งนี้ นำไปสู่ความคิดในการประดิษฐ์สายล่อฟ้า เพื่อระบายประจุไฟฟ้าในอากาศไม่ทำ
ให้เกิดความเสียหายจากฟ้าผ่า ในปี ค.ศ. 1752 แฟรงคลินได้ประดิษฐ์สายล่อฟ้าขึ้นสำเร็จเป็นครั้งแรก สายล่อฟ้าของแฟรงคลิน
มีลักษณะเป็นโลหะปลายแหลมผูกติดไว้บนยอดอาคารสูง ส่วนปลายโลหะเชื่อมต่อกับสายไฟยาวลงไปในแนวดิ่ง ห้ามคดหรืองอ
เด็ดขาด มิฉะนั้นอาจเกิดไฟฟ้าลัดวงจรได้ ปลายของสายไฟจะถูกฝังลึกลงในพื้นดินพอสมควร ซึ่งบริเวณด้านล่างของหลุมนี้จะมี
แผ่นโลหะขนาดใหญ่ปูเอาไว้ เพื่อให้กระแสไฟฟ้าที่ไหลลงมานั้นกระจายออกไปบนแผ่นโลหะนี้ สายล่อฟ้าของแฟรงคลินถือว่า
เป็นสิ่งประดิษฐ์ที่มีประโยชน์อย่างยิ่งในการป้องกันความเสียหายของอาคารสูง ที่มักจะถูกฟ้าผ่าได้ง่าย อีกทั้งผู้คนที่เดินไปมา
ตามท้องถนนไม่ให้ถูกฟ้าผ่าจนถึงแก่ชีวิตได้ การค้นพบครั้งนี้ยังทำให้แฟรงคลินได้ทราบเพิ่มเติมว่าประจุไฟฟ้ามี 2 ชนิด คือ
ประจุไฟฟ้าบวก และประจุไฟฟ้าลบ

ที่สำคัญอีกประการหนึ่งคือแฟรงคลินไม่ได้นำสายล่อฟ้าสไปจดทะเบียนสิทธิบัตร เขาต้องการให้ทุกคนสามารถทำใช้กันเอง
ได้ เนื่องจากสายล่อฟ้าเป็นสิ่งประดิษฐ์ที่ทำได้ง่าย ไม่สลับซับซ้อนอะไรนัก และจากผลงานชิ้นนี้แฟรงคลินได้รับเชิญให้เข้าร่วมเป็น
สมาชิกของราชสมาคมแห่งกรุงลอนดอน (Royal Society of London) ด้วย ซึ่งสมาชิกราชสมาคมแห่งนี้ล้วนแล้วแต่เป็น
นักวิทยาศาสตร์ที่มีความสามารถทั้งสิ้น เป็นต้นว่า โรเบิร์ต ฮุค (Robert Hooke) และเซอร์ไอแซก นิวตัน (Sir Issac
Newton) เป็นต้น

นอกจากผลงานทางด้านวิทยาศาสตร์แล้ว แฟรงคลินยังมีความสามารถอีกหลายด้าน เป็นต้นว่า นักเขียน นักการทูต นักการ
เมือง และนักหนังสือพิมพ์ แฟรงคลินได้รับการแต่งตั้งให้เป็นรัฐบุรุษคนสำคัญของประเทศสหรัฐอเมริกา ด้วยเขาเป็นผู้หนึ่งที่ทำ
ให้สหรัฐฯ หลุดพ้นจากการเป็นประเทศอาณานิคมของประเทศอังกฤษ อีกทั้งเขายังเป็นผู้ร่างคำประกาศอิสรภาพอีกด้วย และเมื่อ
ประเทศสหรัฐอเมริกาได้ประกาศอิสรภาพออกไป สร้างความไม่พอใจให้กับประเทศอังกฤษอย่างมาก ทำให้เกิดสงครามขึ้น
แฟรงคลินได้มีบทบาทสำคัญในครั้งนี้ เขาได้เดินทางไปยังประเทศฝรั่งเศส เพื่อขอการสนับสนุนเรื่องการเงินและอาวุธสงคราม
เมื่อสงครามยุติลง แฟรงคลินยังได้เป็นผู้หนึ่งที่ได้ลงนามในสัญญาสันติภาพ ภายหลังจากที่สหรัฐฯ ได้รับอิสรภาพแล้ว แฟรงคลิน
ยังมีส่วนสำคัญในการร่างรัฐธรรมนูญฉบับแรก แห่งประเทศสหรัฐอเมริกา แม้ว่าแฟรงคลินจะไม่ได้รับตำแหน่งสำคัญใด ๆ เลย
ทางด้านการเมืองเนื่องจากเขาชราภาพมากแล้ว แต่เขาก็เป็นบุคคลสำคัญคนหนึ่งของอเมริกา

แฟรงคลินเสียชีวิตในวันที่ 17 เมษายน ค.ศ. 1790 ถึงแม้ว่าเขาจะเสียชีวิตไปแล้ว แฟรงคลินยังได้สร้างคุณประโยชน์ไว้
โดยการมอบทรัพย์สินส่วนหนึ่งเพื่อสร้างสาธารณประโยชน์ เช่น สร้างโรงเรียน ซ่อมแซมบ้านเรือนภายในเมืองบอสตัน และ
ฟิลลาเดเฟีย และอีกส่วนหนึ่งยังใช้ในการก่อสร้างพิพิธภัณฑ์วิทยาศาสตร์แฟรงคลิน ต่อมาในปี ค.ศ. 1900 เขาได้รับการยกย่อง
จากสถาบันแห่งชาติสหรัฐฯ ในฐานะบุคคลผู้สร้างคุณประโยชน์ให้กับบ้านเมือง

ที่มา http://siweb.dss.go.th/Scientist/scientist/Benjamin%20Franklin.html

Brainy Word

A good head and a good heart are always a formidable combination.
Nelson Mandela

After climbing a great hill, one only finds that there are many more hills to climb.
Nelson Mandela

Communists have always played an active role in the fight by colonial countries for their freedom, because the short-term objects of Communism would always correspond with the long-term objects of freedom movements.
Nelson Mandela

Does anybody really think that they didn't get what they had because they didn't have the talent or the strength or the endurance or the commitment?
Nelson Mandela

Education is the most powerful weapon which you can use to change the world.
Nelson Mandela

For to be free is not merely to cast off one's chains, but to live in a way that respects and enhances the freedom of others.
Nelson Mandela

I cannot conceive of Israel withdrawing if Arab states do not recognize Israel, within secure borders.
Nelson Mandela

I detest racialism, because I regard it as a barbaric thing, whether it comes from a black man or a white man.
Nelson Mandela

I dream of an Africa which is in peace with itself.
Nelson Mandela

I dream of the realization of the unity of Africa, whereby its leaders combine in their efforts to solve the problems of this continent. I dream of our vast deserts, of our forests, of all our great wildernesses.
Nelson Mandela

I learned that courage was not the absence of fear, but the triumph over it. The brave man is not he who does not feel afraid, but he who conquers that fear.
Nelson Mandela

If the United States of America or Britain is having elections, they don't ask for observers from Africa or from Asia. But when we have elections, they want observers.
Nelson Mandela

If there are dreams about a beautiful South Africa, there are also roads that lead to their goal. Two of these roads could be named Goodness and Forgiveness.
Nelson Mandela

If you talk to a man in a language he understands, that goes to his head. If you talk to him in his language, that goes to his heart.
Nelson Mandela

If you want to make peace with your enemy, you have to work with your enemy. Then he becomes your partner.
Nelson Mandela

In my country we go to prison first and then become President.
Nelson Mandela

It always seems impossible until its done.
Nelson Mandela

It is better to lead from behind and to put others in front, especially when you celebrate victory when nice things occur. You take the front line when there is danger. Then people will appreciate your leadership.
Nelson Mandela

Let freedom reign. The sun never set on so glorious a human achievement.
Nelson Mandela

Let there be work, bread, water and salt for all.
Nelson Mandela
Money won't create success, the freedom to make it will.
Nelson Mandela

Never, never and never again shall it be that this beautiful land will again experience the oppression of one by another.
Nelson Mandela

Only free men can negotiate; prisoners cannot enter into contracts. Your freedom and mine cannot be separated.
Nelson Mandela

There can be no keener revelation of a society's soul than the way in which it treats its children.
Nelson Mandela

There is no easy walk to freedom anywhere, and many of us will have to pass through the valley of the shadow of death again and again before we reach the mountaintop of our desires.
Nelson Mandela

There is no passion to be found playing small - in settling for a life that is less than the one you are capable of living.
Nelson Mandela

There is no such thing as part freedom.
Nelson Mandela

There is nothing like returning to a place that remains unchanged to find the ways in which you yourself have altered.
Nelson Mandela

We must use time wisely and forever realize that the time is always ripe to do right.
Nelson Mandela

When the water starts boiling it is foolish to turn off the heat.
Nelson Mandela
http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/1454208.stm


A man cannot lay down the right of resisting them that assault him by force, to take away his life.
Thomas Hobbes

A man's conscience and his judgment is the same thing; and as the judgment, so also the conscience, may be erroneous.
Thomas Hobbes

A wise man should so write (though in words understood by all men) that wise men only should be able to commend him.
Thomas Hobbes

All generous minds have a horror of what are commonly called "Facts". They are the brute beasts of the intellectual domain.
Thomas Hobbes

Curiosity is the lust of the mind.
Thomas Hobbes

During the time men live without a common power to keep them all in awe, they are in that conditions called war; and such a war, as if of every man, against every man.
Thomas Hobbes

Fear of things invisible in the natural seed of that which everyone in himself calleth religion.
Thomas Hobbes

Force and fraud are in war the two cardinal virtues.
Thomas Hobbes

He that is taken and put into prison or chains is not conquered, though overcome; for he is still an enemy.
Thomas Hobbes

I am about to take my last voyage, a great leap in the dark.
Thomas Hobbes

I put for the general inclination of all mankind, a perpetual and restless desire of power after power, that ceaseth only in death.
Thomas Hobbes

In the state of nature profit is the measure of right.
Thomas Hobbes

It is not wisdom but Authority that makes a law.
Thomas Hobbes

Laughter is nothing else but sudden glory arising from some sudden conception of some eminency in ourselves, by comparison with the infirmity of others, or with our own formerly.
Thomas Hobbes

Leisure is the Mother of Philosophy.
Thomas Hobbes

No man's error becomes his own Law; nor obliges him to persist in it.
Thomas Hobbes

Not believing in force is the same as not believing in gravitation.
Thomas Hobbes

Prudence is but experience, which equal time, equally bestows on all men, in those things they equally apply themselves unto.
Thomas Hobbes

Science is the knowledge of consequences, and dependence of one fact upon another.
Thomas Hobbes

Such is the nature of men, that howsoever they may acknowledge many others to be more witty, or more eloquent, or more learned; yet they will hardly believe there be many so wise as themselves.
Thomas Hobbes
Such truth, as opposeth no man's profit, nor pleasure, is to all men welcome.
Thomas Hobbes

Sudden glory is the passion which maketh those grimaces called laughter.
Thomas Hobbes

That a man be willing, when others are so too, as far forth as for peace and defense of himself he shall think it necessary, to lay down this right to all things; and be contented with so much liberty against other men, as he would allow other men against himself.
Thomas Hobbes

The condition of man... is a condition of war of everyone against everyone.
Thomas Hobbes

The disembodied spirit is immortal; there is nothing of it that can grow old or die. But the embodied spirit sees death on the horizon as soon as its day dawns.
Thomas Hobbes

The flesh endures the storms of the present alone; the mind, those of the past and future as well as the present. Gluttony is a lust of the mind.
Thomas Hobbes

The obligation of subjects to the sovereign is understood to last as long, and no longer, than the power lasteth by which he is able to protect them.
Thomas Hobbes

The Papacy is not other than the Ghost of the deceased Roman Empire, sitting crowned upon the grave thereof.
Thomas Hobbes

The praise of ancient authors proceeds not from the reverence of the dead, but from the competition and mutual envy of the living.
Thomas Hobbes

The privilege of absurdity; to which no living creature is subject, but man only.
Thomas Hobbes

The right of nature... is the liberty each man hath to use his own power, as he will himself, for the preservation of his own nature; that is to say, of his own life.
Thomas Hobbes

The secret thoughts of a man run over all things, holy, profane, clean, obscene, grave, and light, without shame or blame.
Thomas Hobbes

There is no such thing as perpetual tranquillity of mind while we live here; because life itself is but motion, and can never be without desire, nor without fear, no more than without sense.
Thomas Hobbes

They that approve a private opinion, call it opinion; but they that dislike it, heresy; and yet heresy signifies no more than private opinion.
Thomas Hobbes

Understanding is nothing else than conception caused by speech.
Thomas Hobbes

War consisteth not in battle only, or the act of fighting; but in a tract of time, wherein the will to contend by battle is sufficiently known.
Thomas Hobbes

Words are the counters of wise men, and the money of fools.
Thomas Hobbes

Words are the money of fools.
Thomas Hobbes

Words are wise men's counters, they do but reckon with them, but they are the money of fools.
Thomas Hobbes